Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ
Ngày đăng: 07/09/2015

Nguyên nhân do một số địa phương chậm hoặc chưa phê duyệt và cấp kinh phí triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa được đầu tư đúng mức, tình trạng nuôi thâm canh đan xen với nuôi quảng canh dẫn đến khó kiểm soát dịch bệnh. Chưa thực hiện đồng bộ các giải pháp nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh, nhiều cơ sở sản xuất tôm giống dương tính với các loại mầm bệnh,…

Để khắc phục tồn tại trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nuôi tôm nước lợ chỉ đạo thực hiện báo cáo công tác thú y thủy sản, thực hiện quan trắc cảnh báo môi trường; giám sát dịch bệnh tại cơ sở sản xuất tôm giống và nuôi tôm xuất khẩu; kiên quyết tiêu hủy lô tôm giống dương tính với bệnh phải công bố dịch, đình chỉ hoạt động và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với cơ sở sản xuất tôm giống vi phạm nhiều lần.

Tại các vùng trọng điểm cần bố trí mỗi huyện có ít nhất 3 nhân viên thú y thủy sản, mỗi xã có 1 nhân viên thú y thủy sản. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư trong nuôi tôm (con giống, thức ăn thủy sản, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học…) và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng yêu cầu Cục Thú y tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tổ chức giám sát và xử lý dịch bệnh tại các cơ sở sản xuất tôm giống, nuôi tôm xuất khẩu. Tổng cục Thủy sản phối hợp với Trung tâm khuyến nông Quốc gia tuyên truyền và hướng dẫn các địa phương quy trình nuôi tôm an toàn dịch bệnh.

Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm phối hợp với Cục Thú y và Hiệp hội chế biến thủy sản xuất khẩu để tháo gỡ khó khăn, rào cản kỹ thuật ảnh hưởng đến xuất khẩu, tổ chức thực hiện “nói không với tạp chất”.


Có thể bạn quan tâm

Kinh nghiệm phát triển Hội ở vùng đô thị hóa Kinh nghiệm phát triển Hội ở vùng đô thị hóa

Ý kiến trao đổi của ông Nguyễn Hữu Trí - Chủ tịch Hội Nông dân (ND) quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) sẽ góp phần làm rõ hơn kinh nghiệm, giải pháp xây dựng và phát triển Hội ND ở các vùng đô thị hóa hiện nay.

14/09/2015
Khởi nghiệp chăn nuôi chỉ với 500.000 đồng Khởi nghiệp chăn nuôi chỉ với 500.000 đồng

Sinh ra trong gia đình nghèo tại bản Thèn Pả, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường (Lai Châu), anh Giàng A Sinh, dân tộc Mông, sinh năm 1970 sớm có suy nghĩ, trăn trở tìm cách vượt khó.

14/09/2015
Cần hạ lãi suất với ngành chăn nuôi Cần hạ lãi suất với ngành chăn nuôi

Ngày 9.9, Liên minh Nông nghiệp tổ chức Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam với chủ đề “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN lên ngành chăn nuôi tại Việt Nam”.

14/09/2015
Nhu cầu tiêu dùng cao, rau củ Đà Lạt tăng giá Nhu cầu tiêu dùng cao, rau củ Đà Lạt tăng giá

Hiện đang vào mùa thu hoạch chính của các loại rau củ đặc sản của Đà Lạt (Lâm Đồng) như xà lách, cà chua, súp lơ, bắp cải, cải thảo, nhưng do thị trường đang tiêu thụ mạnh nên giá các loại rau tăng cao so với tháng trước. Giá tăng nhưng các mặt hàng rau, củ Đà Lạt vẫn đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu thu mua và xuất khẩu của các cơ sở kinh doanh tại Đà Lạt.

14/09/2015
Thanh mát như trái hường quà tặng thơm ngon của núi rừng Thanh mát như trái hường quà tặng thơm ngon của núi rừng

Tuy không ngọt lịm như một số giống cam trồng dưới xuôi, nhưng bù lại, trái hường có mùi khá thơm, khi ăn có vị thanh, mát.

14/09/2015