Tăng Cường Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Tôm Ở Ninh Hải (Ninh Thuận)

Vụ hè-thu năm 2013, huyện Ninh Hải dự kiến thả nuôi khoảng 500 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tập trung chủ yếu ở vùng Đầm Nại.
Nhằm duy trì và đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản ổn định, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai gây nên, huyện Ninh Hải tiến hành kiểm soát chặt chẽ tôm giống; kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch các lô tôm giống của các cơ sở sản xuất giống; lấy mẫu xét nghiệm các bệnh trong danh mục; thực hiện kế hoạch thu mẫu định kỳ, đột xuất để giám sát các bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng, hội chứng Taura, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô, bệnh hoại tử cơ…
Ngoài ra huyện khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản thả giống tôm nuôi tuân thủ theo lịch thời vụ; chỉ sử dụng con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng; thường xuyên tổ chức phun thuốc tiêu độc khử trùng ao đìa nhằm tiêu diệt mầm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đà Nẵng, nhưng "thầy giáo trẻ" lại chọn con đường mở trang trại chăn nuôi và làm giàu từ đàn gà, vịt...

Đó là thành quả mà ông Lê Xuân Long, thôn Ngọc Liên, xã Kim An, Thanh Oai, T.P Hà Nội gặt hái được sau hơn 10 năm trồng cam Canh, bưởi Diễn.

Cây vải được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây khỏe, bộ lá xanh sáng, bóng, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, do phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng nên cây vải cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, đặc biệt cây vải kéo dài thời gian cho quả, hạn chế ra quả cách năm, ít rụng quả và quả chín đều.

Dự án sản xuất hoa chất lượng cao đang triển khai ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội cho hiệu quả kinh tế gấp 4 - 5 lần trồng lúa. Đây là hướng đi của huyện trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập cho bà con ND.

Giá khoai lang tím đang tăng cao tạo thu nhập tốt cho nông dân. Nhằm tránh lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp đã tích cực tìm kiếm thêm nhiều thị trường khác khiến cho việc xuất khẩu khoai lang tím ngày càng rộng mở.