Tăng Cường Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Tôm Ở Ninh Hải (Ninh Thuận)

Vụ hè-thu năm 2013, huyện Ninh Hải dự kiến thả nuôi khoảng 500 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tập trung chủ yếu ở vùng Đầm Nại.
Nhằm duy trì và đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản ổn định, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai gây nên, huyện Ninh Hải tiến hành kiểm soát chặt chẽ tôm giống; kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch các lô tôm giống của các cơ sở sản xuất giống; lấy mẫu xét nghiệm các bệnh trong danh mục; thực hiện kế hoạch thu mẫu định kỳ, đột xuất để giám sát các bệnh nguy hiểm như bệnh đốm trắng, hội chứng Taura, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô, bệnh hoại tử cơ…
Ngoài ra huyện khuyến cáo người nuôi trồng thủy sản thả giống tôm nuôi tuân thủ theo lịch thời vụ; chỉ sử dụng con giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng; thường xuyên tổ chức phun thuốc tiêu độc khử trùng ao đìa nhằm tiêu diệt mầm bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Trưa 9-9, hàng chục lồng nuôi cá bớp trên sông Chà Và, xã Long Sơn, TP Vũng Tàu của bà con ngư dân đã chết hàng loạt.

Trạm Khuyến nông – khuyến lâm huyện Thăng Bình (Quảng Nam) vừa tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất trình diễn giống lúa lai 3 dòng GS9.

Người dân nuôi sò huyết, hến vùng ven biển thuộc huyện An Biên, An Minh (Kiên Giang) đang phải đối đầu với nạn sâu biển.

Ngày 12-9, Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai đã có buổi làm việc với Công ty Donafoods về quy hoạch vùng nguyên liệu điều đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đồng Nai sẽ quy hoạch vùng nguyên liệu điều tại 9 xã của 3 huyện Xuân Lộc, Định Quán và Trảng Bom với diện tích khoảng 11 ngàn hécta.

Đối với người dân trồng vải vải thiều ở tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Ngạn nói riêng, cùng với biện pháp sản xuất vải thiều sạch an -toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, thì trị sâu đục cuống quả vải được coi là một khâu quan trọng nhằm hạn chế quả vải thiều dụng, góp phần quan trọng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm