Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Kỹ Thuật Đối Với Vụ Nuôi Thủy Sản Năm 2011

Tăng Cường Kỹ Thuật Đối Với Vụ Nuôi Thủy Sản Năm 2011
Ngày đăng: 31/03/2011

Năm 2011, toàn tỉnh Quảng Trị nuôi trồng khoảng 3.000 ha thủy sản các loại, trong đó tôm thẻ chân trắng hơn 600 ha, tôm sú 500 ha, các loại cá nước ngọt gần 1.900 ha. Để đạt hiệu quả cao trong vụ nuôi thủy sản năm 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, khuyến cáo nông dân thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật trong tất cả các công đoạn nuôi.

Theo đó, đối với cá nước ngọt, các đối tượng nuôi truyền thống như cá mè, trôi, trắm, chép, trê lai… nông dân cần kết hợp nuôi nhiều loại cá trên một diện tích ao hồ để tận dụng hết thức ăn và điều hòa môi trường sống của chúng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Tuy nhiên, cần xác định các loại thủy sản có thể kết hợp được với nhau và những loại không kết hợp được để thả cho phù hợp, chẳng hạn như 3 loại cá ăn tầng trên, tầng đáy và tầng giữa thì có thể kết hợp thả được trong một ao như cá mè, cá trôi, cá chép nhưng không nuôi cá trê lai với các loại khác vì cá trê lai tạp ăn, nó sẽ ăn hết giống các loại cá khác. Trong ruộng lúa có thể thả cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh bắt đầu từ tháng 3, nên thả giống lớn để tránh hao hụt về giống, tỷ lệ sống cao.

Đối với các loại thủy sản nuôi nước lợ như tôm sú nuôi một vụ ăn chắc thời gian thả giống thích hợp từ cuối tháng 3, trọng tâm tháng 4, tháng 5 để thu trước tháng 9 với mật độ 15 - 20 con/m2, đối với ao đạt chuẩn, mực nước cao hơn 1,5 m, diện tích 0,5 ha, có ao lắng lọc, người nuôi có trình độ kỹ thuật thâm canh cao thì có thể nuôi ở mật độ cao hơn. Vào vụ hai, ở các ao đã thu hoạch tôm sú có thể nuôi cua, cá rô phi dòng gift…

Đối với tôm thẻ chân trắng thì tùy theo điều kiện ao nuôi là lót bạt hay không lót bạt để thả nuôi với mật độ thích hợp. Đối với ao nuôi trên cát nuôi có thể thả nuôi với mật độ 120 con/m2, đối với các ao ven sông lót bạt thì mật độ thả nuôi khoảng 50 - 70 con/m2, còn đối với ao đất hoàn toàn từ 30 - 40 con/m2. Khi thả giống, người nuôi cần lưu ý không nên thả vào những ngày nhiệt độ xuống quá thấp, trời rét vì nước trong ao quá lạnh làm cho cá giống bị chết nhiều, nước trong ao phải đảm bảo có độ sâu 1,8 m trở lên.

Thời vụ nuôi tôm thẻ chân trắng là quanh năm, nhưng nông dân cần chú ý phải có thời gian phơi ao diệt tạp sau khi thu hoạch rồi mới thả nuôi vụ tiếp. Thời điểm tôm thẻ chân trắng có giá cao nhất trong năm là khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nông dân cần điều chỉnh thời vụ và tăng cường đầu tư sao cho vào thời điểm trên có sản lượng thu hoạch nhiều để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Để nuôi trồng thủy sản đạt lợi nhuận cao, ngoài các yếu tố kỹ thuật mà mỗi hộ nuôi thực hiện riêng lẻ thì cần tăng cường hợp tác quản lý cộng đồng trong các khâu sản xuất mới đảm bảo được vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi tốt như cấp, thải nước, bảo vệ, kiểm soát, phát hiện và hỗ trợ xử lý dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm; đồng thời tích cực phòng chống dịch bệnh với phương châm phòng là chính. Các loại tôm giống cần kiểm tra rõ nguồn gốc và giấy chứng nhận kiểm dịch tôm giống trước khi thả, để tránh lây lan dịch bệnh. Sử dụng các loại thức ăn và chế phẩm có đăng ký chất lượng, nhãn mác.


Có thể bạn quan tâm

Vịt Super Heavy Cho Lãi Cao Ở Nam Sách (Hải Dương) Vịt Super Heavy Cho Lãi Cao Ở Nam Sách (Hải Dương)

Vịt Super Heavy có ngoại hình đẹp, chân vàng, lông trắng, tỷ lệ nạc khá cao, trọng lượng đạt từ 3,3 - 3,68 kg/con sau 1,5 tháng nuôi, cho lãi từ 750 - 850 nghìn đồng/100 con.

17/04/2013
Thu Nhập Cao Từ Nuôi Gà Tre Thu Nhập Cao Từ Nuôi Gà Tre

Thay vì nuôi những giống gà lai, gà công nghiệp, mấy năm gần đây, gia đình ông Nguyễn Văn Thân, thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa (Tân Yên, Bắc Giang) đã đầu tư chăn nuôi gà tre, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

09/09/2012
Chuẩn Bị Đưa Hệ Thống Xử Lý Quả Thanh Long Bằng Hơi Nước Nóng Vào Hoạt Động Ở Bình Thuận Chuẩn Bị Đưa Hệ Thống Xử Lý Quả Thanh Long Bằng Hơi Nước Nóng Vào Hoạt Động Ở Bình Thuận

Đến thời điểm này, Công ty TNHH XNK Nông sản Hồng Ân (xã Hải Ninh, Bắc Bình - Bình Thuận) đã hoàn thành việc đầu tư, xây dựng Nhà máy xử lý thanh long bằng hệ thống xử lý hơi nước nóng, công suất 4.200 tấn/năm. Theo đó, công ty đã có văn bản trình Cục Bảo vệ thực vật xem xét, kiểm tra để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động và bảo đảm tính pháp lý cho việc vận hành nhà máy.

17/04/2013
Học Kinh Nghiệm Nuôi Và Xuất Khẩu Thủy Sản Học Kinh Nghiệm Nuôi Và Xuất Khẩu Thủy Sản

Chiều 14-4, ông Hồ Văn Vàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết, hiệp hội đang cùng các nhà chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT sang Na Uy để nghiên cứu, học tập kinh nghiệm về mô hình nuôi, chế biến và xuất khẩu cá hồi. Na Uy là đất nước nổi tiếng về nghề nuôi và xuất khẩu cá hồi, xuất khẩu cá hồi đạt khoảng 5 - 6 tỷ USD/năm.

18/04/2013
Không Phát Hiện Chất Cấm Trong Thủy Sản Nuôi Không Phát Hiện Chất Cấm Trong Thủy Sản Nuôi

Theo Cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, hiện các thủy sản chủ lực đang được nuôi ở các tỉnh phía Nam là cá tra, tôm... hầu như không bị phát hiện kháng sinh cấm.

03/08/2013