Tăng Cường Kỹ Thuật Đối Với Vụ Nuôi Thủy Sản Năm 2011

Năm 2011, toàn tỉnh Quảng Trị nuôi trồng khoảng 3.000 ha thủy sản các loại, trong đó tôm thẻ chân trắng hơn 600 ha, tôm sú 500 ha, các loại cá nước ngọt gần 1.900 ha. Để đạt hiệu quả cao trong vụ nuôi thủy sản năm 2011, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tăng cường công tác chỉ đạo, khuyến cáo nông dân thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật trong tất cả các công đoạn nuôi.
Theo đó, đối với cá nước ngọt, các đối tượng nuôi truyền thống như cá mè, trôi, trắm, chép, trê lai… nông dân cần kết hợp nuôi nhiều loại cá trên một diện tích ao hồ để tận dụng hết thức ăn và điều hòa môi trường sống của chúng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Tuy nhiên, cần xác định các loại thủy sản có thể kết hợp được với nhau và những loại không kết hợp được để thả cho phù hợp, chẳng hạn như 3 loại cá ăn tầng trên, tầng đáy và tầng giữa thì có thể kết hợp thả được trong một ao như cá mè, cá trôi, cá chép nhưng không nuôi cá trê lai với các loại khác vì cá trê lai tạp ăn, nó sẽ ăn hết giống các loại cá khác. Trong ruộng lúa có thể thả cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh bắt đầu từ tháng 3, nên thả giống lớn để tránh hao hụt về giống, tỷ lệ sống cao.
Đối với các loại thủy sản nuôi nước lợ như tôm sú nuôi một vụ ăn chắc thời gian thả giống thích hợp từ cuối tháng 3, trọng tâm tháng 4, tháng 5 để thu trước tháng 9 với mật độ 15 - 20 con/m2, đối với ao đạt chuẩn, mực nước cao hơn 1,5 m, diện tích 0,5 ha, có ao lắng lọc, người nuôi có trình độ kỹ thuật thâm canh cao thì có thể nuôi ở mật độ cao hơn. Vào vụ hai, ở các ao đã thu hoạch tôm sú có thể nuôi cua, cá rô phi dòng gift…
Đối với tôm thẻ chân trắng thì tùy theo điều kiện ao nuôi là lót bạt hay không lót bạt để thả nuôi với mật độ thích hợp. Đối với ao nuôi trên cát nuôi có thể thả nuôi với mật độ 120 con/m2, đối với các ao ven sông lót bạt thì mật độ thả nuôi khoảng 50 - 70 con/m2, còn đối với ao đất hoàn toàn từ 30 - 40 con/m2. Khi thả giống, người nuôi cần lưu ý không nên thả vào những ngày nhiệt độ xuống quá thấp, trời rét vì nước trong ao quá lạnh làm cho cá giống bị chết nhiều, nước trong ao phải đảm bảo có độ sâu 1,8 m trở lên.
Thời vụ nuôi tôm thẻ chân trắng là quanh năm, nhưng nông dân cần chú ý phải có thời gian phơi ao diệt tạp sau khi thu hoạch rồi mới thả nuôi vụ tiếp. Thời điểm tôm thẻ chân trắng có giá cao nhất trong năm là khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nông dân cần điều chỉnh thời vụ và tăng cường đầu tư sao cho vào thời điểm trên có sản lượng thu hoạch nhiều để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Để nuôi trồng thủy sản đạt lợi nhuận cao, ngoài các yếu tố kỹ thuật mà mỗi hộ nuôi thực hiện riêng lẻ thì cần tăng cường hợp tác quản lý cộng đồng trong các khâu sản xuất mới đảm bảo được vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi tốt như cấp, thải nước, bảo vệ, kiểm soát, phát hiện và hỗ trợ xử lý dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm; đồng thời tích cực phòng chống dịch bệnh với phương châm phòng là chính. Các loại tôm giống cần kiểm tra rõ nguồn gốc và giấy chứng nhận kiểm dịch tôm giống trước khi thả, để tránh lây lan dịch bệnh. Sử dụng các loại thức ăn và chế phẩm có đăng ký chất lượng, nhãn mác.
Có thể bạn quan tâm

Theo Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, trong 2 ngày 14 và 15.10, tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, Sơn La sẽ diễn ra cuộc thi Hoa hậu bò sữa lần thứ 12 năm 2015, với sự tham gia của 110 con bò, tổng giá trị các giải thưởng lên tới hơn 1 tỷ đồng.

Trong giai đoạn cây cảnh mất giá, vùng cây cảnh có tiếng của Nam Định đã phá vườn trồng đinh lăng. Với họ, đây không chỉ là giải pháp thoát nghèo mà còn có thể làm giàu.

Với vẻ ngoài xù xì và nhiều lông, khó có thể tin vào mắt mình rằng chúng chính là trái dưa chuột lông chứ không phải là trái chôm chôm thường thấy.

Các cơ quan chức năng của Bộ NNPTNT vừa công bố một phát hiện gây sốc, đó là ngoài chất tăng trọng lợn, chất vàng ô (VAT Yellow - dùng trong công nghiệp dệt, nhuộm, giấy, xây dựng) cũng được dùng để trộn vào thức ăn chăn nuôi.

Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh Lâm Đồng, gần 40.000 lượt gia đình ở địa phương này đã có được nguồn nước sạch, công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống...