Tăng Cường Kiểm Tra, Kiểm Dịch Giống Tôm Để Thả Nuôi Vụ Xuân – Hè Ở Thanh Hóa

Để thả nuôi 3.900 ha tôm sú và 120 ha tôm he chân trắng vụ xuân - hè năm 2013 theo kế hoạch, các chủ ao đầm trong tỉnh Thanh Hóa có nhu cầu 250 triệu con giống tôm sú và 190 triệu con giống tôm he chân trắng.
Theo lãnh đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: vụ nuôi tôm này, các trại trong tỉnh chỉ sản xuất được khoảng 50 triệu con giống tôm sú, lượng giống còn lại sẽ được nhập từ tỉnh ngoài.
Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thả nuôi giống tôm kém chất lượng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ cho Chi cục Thú y tổ chức kiểm tra, kiểm dịch 100% lượng tôm sú giống sản xuất trong tỉnh và tôm di ương từ tỉnh ngoài về. Tuy nhiên, thực tế các năm vừa qua, Chi cục Thú y chỉ kiểm tra, kiểm dịch được từ 60 đến 80% lượng tôm di ương từ tỉnh ngoài về địa bàn tỉnh. Nhiều lô tôm giống mang sẵn mầm bệnh không được kiểm dịch chất lượng và xử lý bệnh để loại bỏ, vẫn đem thả nuôi, gặp môi trường nước ô nhiễm, làm dịch bệnh lây lan, tôm chậm lớn,...
Theo lịch thời vụ, từ trung tuần tháng 3 đến trung tuần tháng 4-2013, các chủ ao đầm vùng triều sẽ đồng loạt thả tôm giống xuống ao nuôi, các cơ quan chức năng cần tăng cường lực lượng kiểm tra chặt chẽ lượng tôm giống được vận chuyển từ các tỉnh vào Thanh Hóa, không cho bán những lô tôm giống chưa được kiểm dịch chất lượng, bệnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể các huyện vùng triều cần tăng cường kiểm soát các đối tượng đưa giống tôm đến địa bàn có đủ các giấy tờ đã công nhận kiểm dịch tại nơi sản xuất, đồng thời tuyên truyền cho chủ đồng chỉ mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, kiểm dịch, đưa vào nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 30.6, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng các bộ, ngành đã có buổi làm việc tại tỉnh Hà Nam về việc ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp.

Những năm gần đây, nghề dệt truyền thống của người dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng đã bị mai một nhiều. Trong đó, làng dệt của người thiểu số dưới chân núi Lang Bian là một điển hình.

Vụ hè thu 2011, Phòng NN-PTNT huyện Phú Hòa triển khai mô hình bẫy cây trồng diệt chuột tại 7 HTX nông nghiệp. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mô hình này rất hiệu quả trong việc diệt chuột bảo vệ mùa màng

Trong những tháng gần đây, giá dừa trái liên tục giảm, thậm chí ở một số địa phương, thương lái không thu mua dừa, tình trạng xấu này kéo dài khiến nhiều người không khỏi băn khoăn, mất niềm tin vào cây dừa, vốn là cây trồng truyền thống, biểu tượng của quê hương Bến Tre.

Dự án được áp dụng theo quy trình GAP gồm: Lựa chọn địa điểm xây dựng đìa nuôi; thiết kế và xây dựng đìa nuôi; cách chọn ao nuôi tôm chân trắng; kỹ thuật lựa chọn giống và thả nuôi; quản lý thức ăn cho tôm chân trắng; quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất và chế phẩm sinh học; quản lý ao nuôi; quản lý sức khỏe tôm nuôi; quản lý nước thải và chất thải; thu hoạch và bảo quản sản phẩm…