Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Kiểm Tra, Kiểm Dịch Giống Tôm Để Thả Nuôi Vụ Xuân – Hè Ở Thanh Hóa

Tăng Cường Kiểm Tra, Kiểm Dịch Giống Tôm Để Thả Nuôi Vụ Xuân – Hè Ở Thanh Hóa
Ngày đăng: 03/04/2013

Để thả nuôi 3.900 ha tôm sú và 120 ha tôm he chân trắng vụ xuân - hè năm 2013 theo kế hoạch, các chủ ao đầm trong tỉnh Thanh Hóa có nhu cầu 250 triệu con giống tôm sú và 190 triệu con giống tôm he chân trắng.

Theo lãnh đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: vụ nuôi tôm này, các trại trong tỉnh chỉ sản xuất được khoảng 50 triệu con giống tôm sú, lượng giống còn lại sẽ được nhập từ tỉnh ngoài.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thả nuôi giống tôm kém chất lượng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ cho Chi cục Thú y tổ chức kiểm tra, kiểm dịch 100% lượng tôm sú giống sản xuất trong tỉnh và tôm di ương từ tỉnh ngoài về. Tuy nhiên, thực tế các năm vừa qua, Chi cục Thú y chỉ kiểm tra, kiểm dịch được từ 60 đến 80% lượng tôm di ương từ tỉnh ngoài về địa bàn tỉnh. Nhiều lô tôm giống mang sẵn mầm bệnh không được kiểm dịch chất lượng và xử lý bệnh để loại bỏ, vẫn đem thả nuôi, gặp môi trường nước ô nhiễm, làm dịch bệnh lây lan, tôm chậm lớn,...

Theo lịch thời vụ, từ trung tuần tháng 3 đến trung tuần tháng 4-2013, các chủ ao đầm vùng triều sẽ đồng loạt thả tôm giống xuống ao nuôi, các cơ quan chức năng cần tăng cường lực lượng kiểm tra chặt chẽ lượng tôm giống được vận chuyển từ các tỉnh vào Thanh Hóa, không cho bán những lô tôm giống chưa được kiểm dịch chất lượng, bệnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể các huyện vùng triều cần tăng cường kiểm soát các đối tượng đưa giống tôm đến địa bàn có đủ các giấy tờ đã công nhận kiểm dịch tại nơi sản xuất, đồng thời tuyên truyền cho chủ đồng chỉ mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, kiểm dịch, đưa vào nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Hiện Bệnh Lạ Hại Lúa Nếp Xuất Hiện Bệnh Lạ Hại Lúa Nếp

Ngày 4-10, các chuyên gia của Đại học Nông nghiệp I và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương đã đến xã Quyết Thắng (Thanh Hà) lấy mẫu xét nghiệm giống lúa nếp lai bị một loại bệnh lạ gây thối thân lúa.

06/10/2012
Trồng (Dọc Mùng) Bạc Hà Trúng Mùa Trồng (Dọc Mùng) Bạc Hà Trúng Mùa

Nhắc đến xã Thạnh Hội (Tân Uyên) người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh “cù lao hành”. Nhưng đến Thạnh Hội vào thời điểm này cây hành dường như đã trở thành “thứ yếu” vì cây bạc hà mới là cây trồng chủ lực.

14/02/2011
Nuôi Cá Lóc Bông Nuôi Cá Lóc Bông

Tính bình quân mỗi năm, lão nông Nguyễn Văn Ký, 73 tuổi, ấp 3, xã Phú Minh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có thể kiếm được khoảng 100 triệu đồng từ việc bán con giống cá lóc bông, hiệu quả hơn hẳn làm lúa.

07/10/2012
Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Dừa Xiêm Ở Ninh Ích Triển Vọng Từ Mô Hình Trồng Dừa Xiêm Ở Ninh Ích

Hiện nay, ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) phát triển mạnh mô hình trồng dừa Xiêm (DX), bởi hiệu quả kinh tế của loại cây này rất cao. Trong tương lai, DX có thể trở thành loại cây chủ lực của xã nếu người dân biết đầu tư mở rộng sản xuất cũng như được sự quan tâm của các ngành, các cấp. Đó là chia sẻ của ông Phạm Thúc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Ích.

03/07/2011
Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Và Nuôi Thương Phẩm Cá Trê Vàng Vùng Đồng Tháp Mười (Long An) Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Và Nuôi Thương Phẩm Cá Trê Vàng Vùng Đồng Tháp Mười (Long An)

Tại Việt Nam nói chung và tỉnh Long An nói riêng, cá trê vàng lai đã được nuôi nhiều nơi từ nhiều năm qua. Trong khi đó cá trê vàng có giá trị kinh tế cao hơn nhiều, lại khan hiếm chủ yếu dựa vào tự nhiên. Gần đây, quy trình sản xuất giống cá trê vàng đã thực hiện thành công ở các Viện, Trường đại học, chưa được nhân rộng cho các trại giống cũng như nông hộ. Do vậy nguồn giống cá trê vàng rất khan hiếm, diện tích nuôi cá trê vàng là rất ít không đáng kể.

16/10/2012