Tăng Cường Kiểm Tra Củ Quả Tươi Nhập Khẩu

Kể từ ngày 1/1/2015, một số mặt hàng trong đó có củ, quả tươi khi nhập khẩu vào Việt Nam phải phân tích nguy cơ dịch hại.
Theo quy định mới tại Thông tư số 30 ngày 5/9/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kể từ ngày 1/1/2015, một số hàng hóa trong đó có củ, quả tươi, phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Ngoài củ quả tươi thì cây và các bộ phận còn sống của cây; cỏ và hạt cỏ; sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và thực vật nhập khẩu cũng là những nhóm phải phân tích nguy cơ dịch hại. Trừ trường hợp dùng để phục vụ nghiên cứu khoa học thì sẽ được miễn phân tích.
Khi nhập khẩu, các mặt hàng nêu trên phải có giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu và thực hiện kiểm dịch thực vật theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, huyện Mường Khương có kế hoạch trồng mới 218 ha chè tập trung, trong đó chè Ô long là 30 ha. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực phối hợp với UBND các xã tổ chức rà soát quỹ đất, xây dựng kế hoạch trồng chè theo khung thời vụ.

Ông Võ Hồng Quốc, ở ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành là người đầu tiên thực hiện trồng 300 gốc đào tiên, dự kiến tết này tung ra thị trường khoảng 1.500 trái đào tiên hồ lô với giá bán từ 500.000 -700.000đ/trái. Theo vị chủ nhân này, vườn của ông trồng bưởi hồ lô và kết hợp trồng xen với đào tiên.

Theo tin từ Sở NN&PTNT Hà Nội, hiện nay, các địa phương trên địa bàn TP đang tập trung lấy nước phục vụ gieo cấy vụ mùa, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho ốc bươu vàng theo nguồn nước xâm nhập vào đồng ruộng.

Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.

Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được xem là “thủ phủ” của làng nấm Đông Nam Bộ giờ đây không còn những nụ cười tươi rói như ngày nào do hàng trăm hộ trồng nấm đang phải “treo trại”. Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, sản phẩm của các làng nghề trồng nấm từ trước tới nay được thương lái thu gom chủ yếu xuất sang Trung Quốc.