Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Kiểm Soát Chất Ethoxyquin Trong Sản Phẩm Tôm Việt Nam

Tăng Cường Kiểm Soát Chất Ethoxyquin Trong Sản Phẩm Tôm Việt Nam
Ngày đăng: 10/06/2012

Ngày 25/05/2012, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có Công văn số 55/2012/CV-VASEP gửi Giám đốc các Doanh nghiệp Hội viên VASEP v/v tăng cường kiểm soát chất Ethoxyquin trong sản phẩm tôm Việt Nam.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam nhận được thông tin từ 1 số doanh nghiệp XK tôm và Hội đồng ATTP thủy sản Nhật Bản (MFHC) về việc Bộ Y tế Nhật Bản đã quyết định kiểm tra 30% các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất ETHOXYQUIN với mức giới hạn cho phép là 0,01 ppm, kể từ ngày 18/05/2012.

Nhật Bản sẽ tăng mức kiểm tra lên mức 50 - 100% khi tiếp tục phát hiện dư lượng chất ETHOXYQUIN vượt mức cho phép trong tôm nhập khẩu của Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các Doanh nghiệp xuất khẩu tôm, trong khi chất này được sử dụng khá phổ biến làm chất chống oxy hóa trong sản xuất thức ăn nuôi tôm nói riêng và thức ăn thủy sản nói chung. Văn phòng Hiệp hội đã báo cáo và kiến nghị một số biện pháp cấp bách tới Bộ trưởng Bộ NNPTNT, và sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ và các đối tác tại Nhật Bản để có biện pháp phù hợp trong ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại do biện pháp kiểm soát tăng cường trên của CQTQ Nhật Bản.

Để bảo vệ uy tín sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản và tránh gây thiệt hại cho các Doanh nghiệp hội viên, Văn phòng Hiệp hội đề nghị các Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, đặc biệt là các Doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản:

1. Chủ động bổ sung vào chương trình tự kiểm soát của Doanh nghiệp đối với chất Ethoxyquin.

2. Chủ động cập nhật các thông tin về nguồn lây nhiễm, cách phòng tránh và biện pháp tăng cường kiểm soát từ khâu nguyên liệu đối với chất ETHOXYQUIN.

3. Tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất ETHOXYQUIN tại Doanh nghiệp trong giai đoạn trước chế biến và truy xuất nguồn gốc.

Có thể bạn quan tâm

Thanh Niên Làm Nghề “Độc” Thanh Niên Làm Nghề “Độc”

Bảo, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ (Bình Định) học được nghề nuôi rắn hổ trâu bán thịt. Năm 2011, anh Bình quyết định trở về quê lập nghiệp với nghề này.

16/01/2014
Nuôi Nai - Mô Hình Mới Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Nai - Mô Hình Mới Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Thời gian qua, xã Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao giúp nhiều nông dân thoát nghèo và làm giàu chính đáng như: mô hình nuôi cá lóc, nuôi bò, nuôi thỏ kết hợp nuôi cá... đặc biệt mô hình nuôi nai của ông Nguyễn Thành Nam cho lợi nhuận 40 - 50 triệu đồng từ bán nhung và nai giống.

16/01/2014
Nuôi Heo Thịt Trên Đệm Lót Sinh Học, Lợi Nhuận Tăng Gấp 3 Lần Nuôi Heo Thịt Trên Đệm Lót Sinh Học, Lợi Nhuận Tăng Gấp 3 Lần

Trạm khuyến nông khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.

16/01/2014
Thái Lan Và Pê-Ru Khuẩn Vibrio Tấn Công Ấu Trùng Tôm Thái Lan Và Pê-Ru Khuẩn Vibrio Tấn Công Ấu Trùng Tôm

ộ Thủy sản Thái Lan đã tiến hành khảo sát nhằm đặt ra tiêu chuẩn đối với khuẩn Vibrio tấn công ấu trùng tôm ở mức ít hơn 1000 CFU/g( đơn vị hình thành đàn/gram) khi nuôi trong tảo trước khi thả giống

20/01/2014
Malaysia - Lời Khuyên Hữu Ích Trong Việc Đối Phó Với Hội Chứng Tử Vong Sớm (EMS) Malaysia - Lời Khuyên Hữu Ích Trong Việc Đối Phó Với Hội Chứng Tử Vong Sớm (EMS)

Trong cuộc chiến với bệnh EMS, bài báo này được viết bởi Karunanithi Muthusamy đã xuất hiện trong mục điểm tin tháng 11-12 năm 2013 của tạp chí Nuôi trồng thủy sản Châu Á-Thái Bình Dương.

20/01/2014