Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Kiểm Soát Chất Ethoxyquin Trong Sản Phẩm Tôm Việt Nam

Tăng Cường Kiểm Soát Chất Ethoxyquin Trong Sản Phẩm Tôm Việt Nam
Ngày đăng: 10/06/2012

Ngày 25/05/2012, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã có Công văn số 55/2012/CV-VASEP gửi Giám đốc các Doanh nghiệp Hội viên VASEP v/v tăng cường kiểm soát chất Ethoxyquin trong sản phẩm tôm Việt Nam.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam nhận được thông tin từ 1 số doanh nghiệp XK tôm và Hội đồng ATTP thủy sản Nhật Bản (MFHC) về việc Bộ Y tế Nhật Bản đã quyết định kiểm tra 30% các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất ETHOXYQUIN với mức giới hạn cho phép là 0,01 ppm, kể từ ngày 18/05/2012.

Nhật Bản sẽ tăng mức kiểm tra lên mức 50 - 100% khi tiếp tục phát hiện dư lượng chất ETHOXYQUIN vượt mức cho phép trong tôm nhập khẩu của Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các Doanh nghiệp xuất khẩu tôm, trong khi chất này được sử dụng khá phổ biến làm chất chống oxy hóa trong sản xuất thức ăn nuôi tôm nói riêng và thức ăn thủy sản nói chung. Văn phòng Hiệp hội đã báo cáo và kiến nghị một số biện pháp cấp bách tới Bộ trưởng Bộ NNPTNT, và sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ và các đối tác tại Nhật Bản để có biện pháp phù hợp trong ngăn ngừa và giảm thiểu thiệt hại do biện pháp kiểm soát tăng cường trên của CQTQ Nhật Bản.

Để bảo vệ uy tín sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường Nhật Bản và tránh gây thiệt hại cho các Doanh nghiệp hội viên, Văn phòng Hiệp hội đề nghị các Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, đặc biệt là các Doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản:

1. Chủ động bổ sung vào chương trình tự kiểm soát của Doanh nghiệp đối với chất Ethoxyquin.

2. Chủ động cập nhật các thông tin về nguồn lây nhiễm, cách phòng tránh và biện pháp tăng cường kiểm soát từ khâu nguyên liệu đối với chất ETHOXYQUIN.

3. Tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ chất ETHOXYQUIN tại Doanh nghiệp trong giai đoạn trước chế biến và truy xuất nguồn gốc.

Có thể bạn quan tâm

Tìm Giải Pháp Cho Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương Tìm Giải Pháp Cho Tàu Câu Cá Ngừ Đại Dương

Hiện nay, hàng chục tàu câu cá ngừ đại dương (CNĐD) bằng đèn (câu tay kết hợp ánh sáng) của ngư dân Khánh Hòa và các tỉnh lân cận đang nằm bờ. Nguyên nhân của tình trạng này là do chi phí tăng cao trong khi giá bán CNĐD thấp nên tàu câu không có lãi, thậm chí thua lỗ sau mỗi chuyến đi.

04/07/2013
Nhãn Hiệu Hàng Hóa Bước Đi Bền Vững Cho Ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) Nhãn Hiệu Hàng Hóa Bước Đi Bền Vững Cho Ớt Thanh Bình (Đồng Tháp)

Tháng 7 năm ngoái, sản phẩm ớt Thanh Bình (Đồng Tháp) được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Ớt Thanh Bình”, đây được xem là bước đánh dấu cho sản phẩm này.

02/04/2013
Tỷ Phú Nuôi Heo Công Nghệ Cao Tỷ Phú Nuôi Heo Công Nghệ Cao

Bằng sự nhạy bén, năng động, mạnh dạn xây dựng mô hình sản xuất vườn - ao - chuồng - rừng (VACR) hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa phương, ông Lê Mộng Bảo đã làm giàu trên chính mảnh đất Lộc Thành nhiều gian khó.

04/07/2013
Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh Đồng Tháp hiện có 503 cơ sở và hộ gia đình gây nuôi động vật hoang dã (ĐVHD) đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký với hơn 340.000 cá thể, bao gồm các loài như: cá sấu, trăn, rắn, kỳ đà, rùa, nhím, nai, heo rừng, cầy hương, ba ba, tắc kè, chim trĩ...

04/07/2013
Xây Dựng Vùng Trồng Na Tập Trung Ở Chí Linh (Hải Dương) Xây Dựng Vùng Trồng Na Tập Trung Ở Chí Linh (Hải Dương)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai mô hình nâng cao hiệu quả kinh tế vùng sản xuất na tập trung tại xã Hoàng Tiến (Chí Linh - Hải Dương).

02/04/2013