Tăng cường kiểm soát ATVSTP thịt nhập khẩu

Trong tháng 8/2015, Cục Thú y đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan thú y cửa khẩu rà soát số lượng nhập khẩu và kiểm soát sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam, cụ thể như sau:
(1) Về số lượng nhập khẩu: Trong tháng 8/2015 cả nước đã nhập khẩu khoảng 11.000 tấn thịt gia súc và gia cầm, trong đó có khoảng 4.300 tấn thịt gà từ Hoa Kỳ. Như vậy, số lượng thịt gà nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã giảm nhiều so với các tháng trước;
(2) Về kiểm soát các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan và vi sinh vật gây ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế (gồm có: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, E.coli, Salmonella, cảm quan, định tính dihydro sunphua - H2S, hàm lượng nitơ amoniac - NH3…): Các đơn vị đã tổ chức kiểm soát 100% lô hàng nhập khẩu đối với các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan và vi sinh vật theo quy định của Bộ Y tế. Kết quả là các lô hàng thịt nhập khẩu đều đạt yêu cầu theo quy định;
(3) Về kiểm soát các chất tồn dư kháng sinh, kim loại nặng và các chất cấm tạo nạc (gồm có: Chloramphenicol, Furaltadone, Sulfamethazine, Flumequine, Oxytetracycline, Chlotetracycline, Tetracycline, Clenbuterol, Salbutamol, Ractopamine, Cadimi…):
Trong tháng 8/2015, các đơn vị thuộc Cục Thú y đã xét nghiệm 88 mẫu thịt, với số lượng gần 1.000 chỉ tiêu chất tồn dư trong thịt nhập khẩu (thịt gà, thịt lợn, thịt bò…) có nguồn gốc từ 39 nhà máy giết mổ của 8 quốc gia, trong đó có 54 mẫu thịt gà có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.
Kết quả chỉ phát hiện thấy có 1 mẫu thịt đùi gà đông lạnh từ Hoa Kỳ có hàm lượng chất kháng sinh Chlortetracycline là 65,76 phần tỷ, thấp hơn giới hạn cho phép (giới hạn cho phép là 200 phần tỷ);
(4) Về kiểm soát mầm bệnh cúm gia cầm đối với thịt gà từ Hoa Kỳ: Cục Thú y đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức xét nghiệm 68 mẫu thịt gà và không phát hiện có virus cúm gia cầm trong thịt gà nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Cục Thú y đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thú y cửa khẩu tăng cường lấy mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm và mầm bệnh cúm gia cầm đối với các lô hàng thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ các nước, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Hồng cho biết, trước đây vì chưa hiểu biết nhiều về kỹ thuật và kinh nghiệm chọn lươn giống nên mô hình chăn nuôi lươn của ông đã từng gặp thất bại. Con giống không đảm bảo khiến lươn hay bị bệnh rồi chết dần. Đến nay nhờ học hỏi thêm kinh nghiệm, ngoài đảm bảo nguồn lươn thương phẩm ông còn có thể cung ứng lươn giống cho người có nhu cầu nuôi lươn.

Nhờ thời tiết thuận lợi, mẻ lưới đầu năm, bà con ngư dân Quảng Ngãi đã trúng đậm mùa cá cơm. Theo con tàu QNg 44218TS của ông Võ Hải, ở xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ rẽ sóng ra khơi đánh phiên biển đầu năm. Trên con tàu không khí rộn ràng, nụ cười hiện rõ trên khuôn mặt của những ngư dân nơi đây.

Sáng sớm mùng 4 Tết, chúng tôi xuôi về cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà) và cảng cá Cửa Nhượng (xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), trên cửa biển hàng chục tàu thuyền các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa máy nổ ầm ầm đang tiến vào cập bến cảng, trên khoang tàu chất đầy ắp các loại cá ve, cá chim giang, cá đù, cá lẹp, cá cơm, cá bục bịch, cá hố, cá ngạnh, cá trích, cá cam, tép biển, và các loại ốc, ghẹ, sò lông…

Không chỉ có gà trống, mà trứng gia cầm hiện cũng được các tiểu thương đẩy lên gần 1 ngàn đồng/quả so với ngày thường. Tuy nhiên, giá trứng tại các siêu thị chỉ ở mức tăng nhẹ từ 2-4 ngàn đồng/chục nhờ chương trình bình ổn giá dịp tết. Cụ thể, giá trứng gà được bán ở chợ từ 2-2.5 ngàn đồng/quả, trứng vịt từ 3-3.5 ngàn đồng/quả nhưng vẫn hút khách.

Về nơi đây, đi đến đâu cũng thấy nhà nhà đóng chuồng nuôi dê, hộ nuôi ít nhất 5 - 10 con, có hộ nuôi nhiều lên đến hàng trăm con. Nơi đây nổi danh là vùng nuôi dê lâu đời, tận dụng các thế mạnh tự nhiên của địa phương như vùng cỏ rộng, khí hậu thích hợp cho sự phát triển của đàn dê.