Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng cường kiểm soát ATVSTP thịt nhập khẩu

Tăng cường kiểm soát ATVSTP thịt nhập khẩu
Ngày đăng: 19/09/2015

Trong tháng 8/2015, Cục Thú y đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan thú y cửa khẩu rà soát số lượng nhập khẩu và kiểm soát sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam, cụ thể như sau:

(1) Về số lượng nhập khẩu: Trong tháng 8/2015 cả nước đã nhập khẩu khoảng 11.000 tấn thịt gia súc và gia cầm, trong đó có khoảng 4.300 tấn thịt gà từ Hoa Kỳ. Như vậy, số lượng thịt gà nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã giảm nhiều so với các tháng trước;

(2) Về kiểm soát các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan và vi sinh vật gây ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế (gồm có: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, E.coli, Salmonella, cảm quan, định tính dihydro sunphua - H2S, hàm lượng nitơ amoniac - NH3…): Các đơn vị đã tổ chức kiểm soát 100% lô hàng nhập khẩu đối với các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan và vi sinh vật theo quy định của Bộ Y tế. Kết quả là các lô hàng thịt nhập khẩu đều đạt yêu cầu theo quy định;

(3) Về kiểm soát các chất tồn dư kháng sinh, kim loại nặng và các chất cấm tạo nạc (gồm có: Chloramphenicol, Furaltadone, Sulfamethazine, Flumequine, Oxytetracycline, Chlotetracycline, Tetracycline, Clenbuterol, Salbutamol, Ractopamine, Cadimi…):

Trong tháng 8/2015, các đơn vị thuộc Cục Thú y đã xét nghiệm 88 mẫu thịt, với số lượng gần 1.000 chỉ tiêu chất tồn dư trong thịt nhập khẩu (thịt gà, thịt lợn, thịt bò…) có nguồn gốc từ 39 nhà máy giết mổ của 8 quốc gia, trong đó có 54 mẫu thịt gà có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.

Kết quả chỉ phát hiện thấy có 1 mẫu thịt đùi gà đông lạnh từ Hoa Kỳ có hàm lượng chất kháng sinh Chlortetracycline là 65,76 phần tỷ, thấp hơn giới hạn cho phép (giới hạn cho phép là 200 phần tỷ);

(4) Về kiểm soát mầm bệnh cúm gia cầm đối với thịt gà từ Hoa Kỳ: Cục Thú y đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức xét nghiệm 68 mẫu thịt gà và không phát hiện có virus cúm gia cầm trong thịt gà nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

Cục Thú y đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thú y cửa khẩu tăng cường lấy mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm và mầm bệnh cúm gia cầm đối với các lô hàng thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ các nước, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản

Năm Căn (Cà Mau) là vùng có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản. Những năm qua, sản lượng năm sau đều đạt cao hơn năm trước, nhưng vẫn còn là mảnh đất màu mỡ, chưa khai thác hết. Có nhiều nguyên nhân tác động từ yếu tố khoa học - kỹ thuật, chất lượng con giống, thời tiết dẫn đến tôm, cua chết, năng suất đạt chưa cao.

16/04/2015
Bến Tre đã tìm ra nguyên nhân làm chết nghêu hàng loạt Bến Tre đã tìm ra nguyên nhân làm chết nghêu hàng loạt

Mật độ vi khuẩn Vibrio tổng trong các mẫu nước, mẫu bùn, mẫu nghêu rất cao. Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết: Qua lấy mẫu nghêu chết, mẫu nước, mẫu bùn của 4 Hợp tác xã thủy sản ở tỉnh Bến Tre gởi Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải-Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

16/04/2015
Cá chết hàng loạt do nước sông Lô bị ô nhiễm Cá chết hàng loạt do nước sông Lô bị ô nhiễm

Đã nhiều tháng nay người dân nuôi cá lồng trên sông Lô thuộc huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) luôn thường trực nỗi lo cá chết do sông Lô bị ô nhiễm. Đã có nhiều hộ mất trắng, thậm chí thua lỗ phải tháo dỡ bỏ lồng cá để bán sắt vụn.

16/04/2015
Cá tra đồng bằng và cá thanh châu Âu Cá tra đồng bằng và cá thanh châu Âu

Sản phẩm cá tra ở ĐBSCL, tới cuối năm 2014, với tên Pangasius, đã được xuất khẩu đến 151 quốc gia và vùng lãnh thổ, doanh thu hơn 1,76 tỉ USD. Tuy nhiên, nếu được tinh chế thay vì chỉ xuất hàng phi-lê đông lạnh, giá trị con cá tra đồng bằng hẳn sẽ cạnh tranh được với cá thanh châu Âu.

16/04/2015
Nuôi cá tra chất lượng hơn là số lượng Nuôi cá tra chất lượng hơn là số lượng

Bất cập chất lượng, vùng nuôi thiếu ổn định… đã đẩy việc sản xuất và tiêu thụ cá tra thời gian qua gặp không ít khó khăn.

16/04/2015