Tăng cường kiểm soát ATVSTP thịt nhập khẩu

Trong tháng 8/2015, Cục Thú y đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan thú y cửa khẩu rà soát số lượng nhập khẩu và kiểm soát sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam, cụ thể như sau:
(1) Về số lượng nhập khẩu: Trong tháng 8/2015 cả nước đã nhập khẩu khoảng 11.000 tấn thịt gia súc và gia cầm, trong đó có khoảng 4.300 tấn thịt gà từ Hoa Kỳ. Như vậy, số lượng thịt gà nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã giảm nhiều so với các tháng trước;
(2) Về kiểm soát các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan và vi sinh vật gây ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế (gồm có: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, E.coli, Salmonella, cảm quan, định tính dihydro sunphua - H2S, hàm lượng nitơ amoniac - NH3…): Các đơn vị đã tổ chức kiểm soát 100% lô hàng nhập khẩu đối với các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan và vi sinh vật theo quy định của Bộ Y tế. Kết quả là các lô hàng thịt nhập khẩu đều đạt yêu cầu theo quy định;
(3) Về kiểm soát các chất tồn dư kháng sinh, kim loại nặng và các chất cấm tạo nạc (gồm có: Chloramphenicol, Furaltadone, Sulfamethazine, Flumequine, Oxytetracycline, Chlotetracycline, Tetracycline, Clenbuterol, Salbutamol, Ractopamine, Cadimi…):
Trong tháng 8/2015, các đơn vị thuộc Cục Thú y đã xét nghiệm 88 mẫu thịt, với số lượng gần 1.000 chỉ tiêu chất tồn dư trong thịt nhập khẩu (thịt gà, thịt lợn, thịt bò…) có nguồn gốc từ 39 nhà máy giết mổ của 8 quốc gia, trong đó có 54 mẫu thịt gà có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.
Kết quả chỉ phát hiện thấy có 1 mẫu thịt đùi gà đông lạnh từ Hoa Kỳ có hàm lượng chất kháng sinh Chlortetracycline là 65,76 phần tỷ, thấp hơn giới hạn cho phép (giới hạn cho phép là 200 phần tỷ);
(4) Về kiểm soát mầm bệnh cúm gia cầm đối với thịt gà từ Hoa Kỳ: Cục Thú y đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức xét nghiệm 68 mẫu thịt gà và không phát hiện có virus cúm gia cầm trong thịt gà nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Cục Thú y đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thú y cửa khẩu tăng cường lấy mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm và mầm bệnh cúm gia cầm đối với các lô hàng thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ các nước, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Bao đời nay, cư dân sống hai bên sông được hưởng lợi từ nguồn nước, giao thông và thủy sản từ dòng sông mang lại. Dọc theo các con sông đã hình thành các làng vạn chài, cuộc sống mưu sinh đánh bắt cá gắn chặt vào sông từ bao đời nay.

Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, nhiều nông dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư vốn để phát triển mô hình chăn nuôi các loại động vật hoang dã. Điều này không chỉ góp phần làm giảm áp lực từ việc săn bắt, khai thác động vật hoang dã trong tự nhiên, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Theo một số hộ dân nuôi cá bống tượng tại xã Tân Thành, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau giá cá bống tượng thời điểm này năm trước chưa đến 200 ngàn đồng/kg, làm nhiều hộ nuôi khốn đốn.

Những ngày này, người dân 3 xã bãi ngang huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đang thu hoạch rau câu cuối mùa. Năm nay, rau câu xuất hiện nhiều mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân khiến họ rất phấn khởi. Nhiều người ví rau câu như là “lộc trời cho” bởi không mất công nuôi trồng, đến mùa chỉ việc thu hái bán lấy tiền.

Những năm gần đây, thực hiện mô hình nuôi sò huyết, ốc len dưới tán cây rừng, nhiều hộ nhận đất khoán rừng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đã vượt qua khó khăn và vươn lên khá giàu. Những hộ nông dân áp dụng mô hình này thu lợi nhuận từ 100 triệu đồng/năm trở lên.