Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng cường kiểm soát ATVSTP thịt nhập khẩu

Tăng cường kiểm soát ATVSTP thịt nhập khẩu
Ngày đăng: 19/09/2015

Trong tháng 8/2015, Cục Thú y đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan thú y cửa khẩu rà soát số lượng nhập khẩu và kiểm soát sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam, cụ thể như sau:

(1) Về số lượng nhập khẩu: Trong tháng 8/2015 cả nước đã nhập khẩu khoảng 11.000 tấn thịt gia súc và gia cầm, trong đó có khoảng 4.300 tấn thịt gà từ Hoa Kỳ. Như vậy, số lượng thịt gà nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã giảm nhiều so với các tháng trước;

(2) Về kiểm soát các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan và vi sinh vật gây ô nhiễm, ngộ độc thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế (gồm có: Tổng số vi khuẩn hiếu khí, E.coli, Salmonella, cảm quan, định tính dihydro sunphua - H2S, hàm lượng nitơ amoniac - NH3…): Các đơn vị đã tổ chức kiểm soát 100% lô hàng nhập khẩu đối với các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan và vi sinh vật theo quy định của Bộ Y tế. Kết quả là các lô hàng thịt nhập khẩu đều đạt yêu cầu theo quy định;

(3) Về kiểm soát các chất tồn dư kháng sinh, kim loại nặng và các chất cấm tạo nạc (gồm có: Chloramphenicol, Furaltadone, Sulfamethazine, Flumequine, Oxytetracycline, Chlotetracycline, Tetracycline, Clenbuterol, Salbutamol, Ractopamine, Cadimi…):

Trong tháng 8/2015, các đơn vị thuộc Cục Thú y đã xét nghiệm 88 mẫu thịt, với số lượng gần 1.000 chỉ tiêu chất tồn dư trong thịt nhập khẩu (thịt gà, thịt lợn, thịt bò…) có nguồn gốc từ 39 nhà máy giết mổ của 8 quốc gia, trong đó có 54 mẫu thịt gà có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.

Kết quả chỉ phát hiện thấy có 1 mẫu thịt đùi gà đông lạnh từ Hoa Kỳ có hàm lượng chất kháng sinh Chlortetracycline là 65,76 phần tỷ, thấp hơn giới hạn cho phép (giới hạn cho phép là 200 phần tỷ);

(4) Về kiểm soát mầm bệnh cúm gia cầm đối với thịt gà từ Hoa Kỳ: Cục Thú y đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức xét nghiệm 68 mẫu thịt gà và không phát hiện có virus cúm gia cầm trong thịt gà nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

Cục Thú y đang tiếp tục chỉ đạo các cơ quan thú y cửa khẩu tăng cường lấy mẫu để xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm và mầm bệnh cúm gia cầm đối với các lô hàng thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu từ các nước, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Thủy Sản Huyện Đảo Phú Quốc Đạt Hơn 40% Kế Hoạch Năm Sản Lượng Thủy Sản Huyện Đảo Phú Quốc Đạt Hơn 40% Kế Hoạch Năm

Ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quốc cho biết: Thời tiết biển những tháng đầu năm nay khá thuận lợi cho ngư dân đánh bắt trên ngư trường. Huyện tập trung phát triển khai thác thủy sản theo hướng vươn ra khơi xa, gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường và tái tạo nguồn lợi thủy sản.

10/06/2014
Tiền Giang Gỡ Khó Cho Người Nuôi Tôm Và Cá Tra Tiền Giang Gỡ Khó Cho Người Nuôi Tôm Và Cá Tra

Người nuôi tôm, cá tra nếu gặp khó khăn thì được cơ cấu lại nợ, không bị thu lãi quá hạn, miễn giảm lãi vay… Điều này phần nào xuất phát từ thực tế là người nuôi tôm, cá tra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.

10/06/2014
Năm 2014 Xuất Khẩu Tôm Sang EU Sẽ Tăng Mạnh Năm 2014 Xuất Khẩu Tôm Sang EU Sẽ Tăng Mạnh

QI/2014, XK tôm sang EU tăng mạnh với 98% so với cùng kỳ năm 2013 đạt 112 triệu USD, trong đó XK sang 5 thị trường đơn lẻ lớn nhất trong khối này gồm Đức, Bỉ, Pháp, Anh và Hà Lan đều tăng mạnh.

20/05/2014
Thương Hiệu Mật Ong Tiên Yên (Quảng Ninh) Thương Hiệu Mật Ong Tiên Yên (Quảng Ninh)

Tiên Yên (Quảng Ninh) có trên 35.000ha rừng và cây ăn quả tập trung, là tiềm năng, lợi thế để phát triển nghề nuôi ong lấy mật.

20/05/2014
Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Đực Vỗ Béo Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Dê Đực Vỗ Béo

Nuôi dê đực vỗ béo là mô hình kinh tế hiệu quả đã góp phần quan trọng phát triển kinh tế nông thôn. Nhiều nông hộ thoát nghèo bền vững vươn lên khá giả nhờ nguồn lợi của nghề nuôi dê đực. Từ nguồn lá nho cắt cành xả giàn sử dụng làm thức ăn nuôi dê đã cho ra “vàng ròng” nâng cao đời sống hàng trăm nông hộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

10/06/2014