Tăng Cường Kiểm Dịch Khoai Tây Nhập Khẩu

Sáng 24/6, ông Nguyễn Văn Tuân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai, cho biết: Trước thông tin khoai tây hồng nhập khẩu từ Trung Quốc bị cơ quan chức năng TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm đồng phát hiện có dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc chống mối) vượt ngưỡng gấp 16 lần cho phép của Bộ Y tế, buộc phải tiêu hủy, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai đã tăng cường nhân lực kiểm dịch khoai tây hồng nhập khẩu tại Cửa Quốc tế khẩu Lào Cai.
Theo ông Nguyễn Văn Tuân, ở Lào Cai có 7 doanh nghiệp nhập khẩu khoai tây, trong đó Công ty TNHH thương mại Vân Linh, doanh nghiệp nhập khẩu và chuyển vào Đà Lạt bị phát hiện vượt ngưỡng gấp 16 lần cho phép của Bộ Y tế. Tính từ đầu năm đến nay, Công ty Vân Linh đã nhập khẩu 404 tấn khoai tây đỏ thương phẩm.
Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai đã thực hiện quy trình kiểm dịch theo các bước: kiểm tra hồ sơ hải quan và lấy mẫu hàng hóa (theo phương pháp xác suất dưới 10%), cho đến nay, chưa phát hiện có lô hàng nào có lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép...
Cũng theo ông Tuân, trường hợp lô hàng khoai tây hồng của Công ty TNHH thương mại Vân Linh có lượng tồn dư hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc chống mối) vượt ngưỡng gấp 16 lần cho phép của Bộ Y tế có thể là do việc kiểm tra, lấy mẫu theo xác suất nên để “lọt lưới” hoặc do chủ hàng bán lẻ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Được biết, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai đã tăng cường các tổ, trạm kiểm dịch thực vật, nâng tần suất kiểm tra và lấy mẫu khoai tây nhập khẩu; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp cam kết trách nhiệm nhập khẩu khoai tây bảo đảm nguồn gốc, chất lượng”
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù ngành Nông nghiệp đã khuyến cáo không nên nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ngoài quy hoạch, nhưng không ít nông dân vẫn bất chấp lời cảnh báo này. Hệ lụy là người nuôi tiếp tục bị đẩy vào cảnh khốn khó khi giá TTCT tuột xuống chỉ còn hơn 100.000 đồng/kg và nạn TTCT chết còn cao hơn con tôm sú.

Từ đầu năm đến nay, người nuôi ba ba trên địa bàn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) luôn lo lắng do ba ba rớt giá trên thị trường.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm nội địa trong tháng 3/2014 có nhiều biến động mà nguyên nhân chính được nhận định là do ảnh hưởng của quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ 1/2/2012 đến 31/1/2013 (POR8).

Tính đến cuối tháng 3.2014, toàn huyện Trảng Bàng (Tây Ninh) có tổng cộng 2.727 con bò sữa, trong đó có 690 con đang cho sữa. Sản lượng sữa vắt trung bình mỗi ngày là 10.361 kg.

Cây tiêu vốn là loại cây trồng chủ lực của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), thời gian gần đây giá tiêu lên cao và giữ ở mức ổn định từ 100.000 - 150.000 đồng/kg.