Tăng Cường Kiểm Dịch Khoai Tây Nhập Khẩu

Sáng 24/6, ông Nguyễn Văn Tuân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai, cho biết: Trước thông tin khoai tây hồng nhập khẩu từ Trung Quốc bị cơ quan chức năng TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm đồng phát hiện có dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc chống mối) vượt ngưỡng gấp 16 lần cho phép của Bộ Y tế, buộc phải tiêu hủy, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai đã tăng cường nhân lực kiểm dịch khoai tây hồng nhập khẩu tại Cửa Quốc tế khẩu Lào Cai.
Theo ông Nguyễn Văn Tuân, ở Lào Cai có 7 doanh nghiệp nhập khẩu khoai tây, trong đó Công ty TNHH thương mại Vân Linh, doanh nghiệp nhập khẩu và chuyển vào Đà Lạt bị phát hiện vượt ngưỡng gấp 16 lần cho phép của Bộ Y tế. Tính từ đầu năm đến nay, Công ty Vân Linh đã nhập khẩu 404 tấn khoai tây đỏ thương phẩm.
Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai đã thực hiện quy trình kiểm dịch theo các bước: kiểm tra hồ sơ hải quan và lấy mẫu hàng hóa (theo phương pháp xác suất dưới 10%), cho đến nay, chưa phát hiện có lô hàng nào có lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép...
Cũng theo ông Tuân, trường hợp lô hàng khoai tây hồng của Công ty TNHH thương mại Vân Linh có lượng tồn dư hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc chống mối) vượt ngưỡng gấp 16 lần cho phép của Bộ Y tế có thể là do việc kiểm tra, lấy mẫu theo xác suất nên để “lọt lưới” hoặc do chủ hàng bán lẻ vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Được biết, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 8 Lào Cai đã tăng cường các tổ, trạm kiểm dịch thực vật, nâng tần suất kiểm tra và lấy mẫu khoai tây nhập khẩu; đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp cam kết trách nhiệm nhập khẩu khoai tây bảo đảm nguồn gốc, chất lượng”
Có thể bạn quan tâm
UBND TP.Hội An vừa phê duyệt phương án phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020 với tổng kinh phí thực hiện dự án hơn 3 tỷ đồng, trong đó hơn 1,8 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước, số còn lại từ nguồn xã hội hóa và nguồn đối ứng của người dân.

Chất lượng kém, khiến muối Sa Huỳnh mất khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, cuộc sống của diêm dân cũng lao đao. Dù thực trạng này đã lặp lại nhiều năm nay nhưng đến giờ nó vẫn chưa được giải quyết thấu đáo, triệt để…

Không dừng lại hành nghề khai thác hải sản bằng tàu vỏ gỗ, mà gần đây ngư dân Quảng Ngãi đã vươn khơi xa với tàu đánh cá vỏ thép, nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ.

Hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa, có năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh cao, vụ đông xuân 2014-2015, UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị) triển khai xây dựng 5 mô hình cánh đồng lớn tại 4 xã với diện tích 123 ha, chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, sử dụng nhiều loại giống mới mang lại hiệu quả cao.
Tây Bắc là xứ sở của nhiều loài cây ăn trái, như: mận, đào, xoài... Khi nói đến mận, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến mận tâm hoa Bắc Hà. Giống mận này nổi tiếng ngọt, giòn, róc hạt và từ lâu đã trở thành thương hiệu quen thuộc của xứ sở sương mù Bắc Hà (Lào Cai). Thế nhưng ít ai biết rằng, ở mảnh đất Ham Soong, xã Vàng Đán (huyện Nậm Pồ), gần 20 năm qua cây mận Bắc Hà đã bén rễ và “âm thầm” cho những mùa “quả ngọt”.