Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng cường kết nối giao thương sản phẩm nông nghiệp giữa ba nhà

Tăng cường kết nối giao thương sản phẩm nông nghiệp giữa ba nhà
Ngày đăng: 09/10/2015

"Hiện nay, các loại nông sản thực phẩm từ các tỉnh, thành phố cung cấp cho Hà Nội đa số không có nguồn gốc rõ ràng, nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao, ảnh hưởng tới sức khỏe, tới niềm tin của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm tốt của các địa phương lại chưa được người tiêu dùng Thủ đô biết tới.

Sở dĩ có tình trạng như vậy là do người sản xuất, doanh nghiệp phân phối, người tiêu dùng của Hà Nội và các tỉnh, thành phố chưa có sự thông tin, kết nối giao thương chặt chẽ".

- Đây là nhận định được ông Nguyễn Văn Chí - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đưa ra tại Hội thảo “Tăng cường hiệu quả kết nối sản xuất – tiêu thụ nông sản giữa các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp của Hà Nội với các tỉnh, thành phố” do Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức đã khai mạc sáng 8.10 tại Hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và thương mại (quận Cầu Giấy, Hà Nội). 

 

Toàn cảnh hội thảo.

Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đang rất thiếu thông tin về sản phẩm an toàn và các sản phẩm đặc sản vùng miền, họ không biết mua các sản phẩm này ở đâu cho đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, tại Hà Nội và các tỉnh thành có rất nhiều cơ sở sản xuất, cửa hàng, siêu thị cung ứng các sản phẩm tốt, sản phẩm vùng miền đáp ứng vệ sinh ATTP song vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến.

Hội thảo "Tăng cường hiệu quả kết nối sản xuất - tiêu thụ nông sản giữa các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp của Hà Nội với các tỉnh, thành phố" chính là cơ hội để liên kết hợp tác giữa các tỉnh và Hà Nội trong công tác xúc tiến thương mại, chuyển giao tiến bộ KHKT.

Đồng thời tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông sản thực phẩm được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu về thị trường, thỏa thuận liên kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm.

Một số hợp đồng được ký kết ngay cuối buổi hội thảo.

Tham dự Hội thảo có sự hiện diện của 200 đại biểu đến từ các cơ quan nghiên cứu, nhà quản lý, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Hưng Yên, Lạng Sơn, Hà Giang, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Điện Biên, Quảng Bình, Vĩnh Long, Tiền Giang …


Có thể bạn quan tâm

Lão nông mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây Lão nông mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây

Từ một nông dân nghèo, sau 26 năm gắn bó với chăn nuôi ông đã mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây có ngoại hình to, khỏe, ít bệnh tật… cung cấp cho thị trường hàng nghìn lợn giống mỗi năm, thu về hàng tỷ đồng. Kính nể ông, họ phong cho ông là “vua” lợn Tây.

12/10/2015
Đóng góp của nông dân xứng đáng được tôn vinh Đóng góp của nông dân xứng đáng được tôn vinh

Đó là quan điểm của ông Nguyễn Thế Kỷ - Phó trưởng ban Tuyên giáo T.Ư về những đóng góp của nông dân, những sáng kiến, cải tiến máy móc phục vụ cho sản xuất.

12/10/2015
Tư duy mới trên quê mới Tư duy mới trên quê mới

“Có nhiều cái chúng tôi được Nhà nước lo cho. Nhưng quan trọng là chúng tôi được Nhà nước tuyên truyền, tập huấn, chỉ dẫn để có một tư duy mới, nếp sống mới, cách thức làm ăn mới tốt hơn” – ông Lù Văn Đán, dân bản Chai Chanh, xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu tâm sự.

12/10/2015
Hiệu gà và bí quyết làm giàu không khó Hiệu gà và bí quyết làm giàu không khó

Đến thôn Cổ Dương (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội), chúng tôi được giới thiệu tới thăm trang trại gà của anh Trần Văn Hiệu. Với kinh nghiệm hơn 20 năm nuôi gà, anh Hiệu đã từ hai bàn tay trắng trở thành tỷ phú.

12/10/2015
Việt Nam không thiếu gạo cho xuất khẩu Việt Nam không thiếu gạo cho xuất khẩu

Sau khi Việt Nam trúng 2 gói thầu xuất khẩu gạo với khối lượng gần 1,5 triệu tấn sang Indonesia và Philippines, có thông tin cho rằng lượng gạo dự trữ Việt Nam còn rất ít. Tuy nhiên, đại diện Bộ NNPTNT khẳng định, Việt Nam hiện vẫn còn dư từ 7,5-7,8 triệu tấn lúa cho xuất khẩu.

12/10/2015