Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Hoạt Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Tăng Cường Hoạt Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản
Ngày đăng: 08/12/2013

Thực hiện kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên năm 2013, những ngày qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thả hàng vạn con cá giống các loại tại các ao hồ trên địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Glong, Chư Jút và Krông Nô.

Đây được xem là hoạt động không chỉ giúp tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái mà còn nâng cao nhận thức của người dân trong việc đánh bắt và bảo vệ nguồn cá tự nhiên.

Theo ngành nông nghiệp thì để bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản, thời gian qua, ngành cũng đã thực hiện nhiều chương trình, hoạt động đạt được một số kết quả nhất định. Điển hình là việc thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 14/CT-UBND của UBND tỉnh về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, nhằm giúp người dân hiểu rõ tác hại của việc sử dụng các loại này và nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, các hoạt động tuyên truyền cũng đã được chú ý như phát tờ rơi, treo băng rôn, khẩu hiệu, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Việc tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn về thực hiện tốt công tác bảo quản sử dụng vật liệu nổ cũng được quan tâm.

Qua đánh giá, sau khi được tuyên truyền tập huấn, vận động, nhiều tổ chức, cá nhân đã có sự chuyển biến trong nhận thức nên tình hình vi phạm giảm. Vì vậy, trong thời gian qua, toàn tỉnh không xảy ra các vi phạm và các tai nạn liên quan đến việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc trong khai thác thủy sản.

Cùng với đó, để bảo vệ một số đối tượng thủy sản đang bị suy giảm nghiêm trọng trên sông Sêrêpốk, ngành nông nghiệp cũng đã phối hợp với các địa phương như Chư Jút, Krông Nô tuyên truyền cho người dân tuyệt đối không được đánh bắt thủy sản trong thời gian cấm từ 1/6-30/8.

Theo UBND huyện Chư Jút thì do thời gian cấm khai thác vào mùa mưa, mực nước trên sông dâng cao, số lượng người tham gia khai thác thủy sản trên sông ít, nên thuận lợi cho công tác tuyên truyền và quản lý. Do đó, qua công tác thanh tra, kiểm tra, tình trạng vi phạm ít xảy ra.

Tuy nhiên, trước tình trạng nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là khu hệ cá đang ngày càng có xu hướng suy giảm thì rất cần sự chung tay, góp sức của người dân trong việc không đánh bắt cá quá nhỏ cũng như sử dụng các dụng cụ đánh bắt theo quy định.

Về phía ngành nông nghiệp cũng đang đề nghị Tổng cục thủy sản phân bổ nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, điều tra, nghiên cứu, kiểm tra, kiểm soát và phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Thời gian tới, tỉnh dự kiến cũng sẽ thành lập Ban chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác phục hồi và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

FAO Hỗ Trợ Việt Nam Giải Quyết Bệnh Tôm FAO Hỗ Trợ Việt Nam Giải Quyết Bệnh Tôm

Khoảng một triệu người ở châu Á kiếm sống từ nuôi tôm. Tại Việt Nam, xuất khẩu tôm đem lại 2,4 tỷ USD trong năm 2011 – tương đương hơn một phần sáu tổng giá trị sản lượng tôm ở châu Á cùng năm đó.

03/12/2013
UBND Tỉnh Bàn Cách Quản Lý Tình Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng UBND Tỉnh Bàn Cách Quản Lý Tình Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Sáng 29.11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp bàn, tìm cách giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan, tự phát tại các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang chủ trì.

03/12/2013
Công Nghiệp Bò Sữa Cần Công Nghệ Cao Công Nghiệp Bò Sữa Cần Công Nghệ Cao

Các nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp cho rằng, ứng dụng công nghệ cao mới giúp phát triển ngành công nghiệp bò sữa ở Việt Nam.

03/12/2013
Mô Hình “2b” Tiếp Tục Phát Triển Mạnh Mô Hình “2b” Tiếp Tục Phát Triển Mạnh

Đầu tháng 10-2013, tổng đàn bò toàn tỉnh có trên 82.800 con, tăng trên 3.470 con so cùng kỳ năm trước. Các địa phương có số lượng đàn bò tăng nhanh theo mô hình “2b” vẫn là các xã, thị trấn vùng cù lao Giêng và cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới), với trên 21.260 con, vượt 28,8% kế hoạch và tăng 23% so năm 2012.

03/12/2013
Những “Dũng Sỹ” Bảo Vệ Mùa Màng Bội Thu Những “Dũng Sỹ” Bảo Vệ Mùa Màng Bội Thu

Khoảng dăm năm trở lại đây, tại khu vực ngoại thành Hà Nội, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, số người tham gia bắt chuột ngoài đồng ngày một nhiều. Có thể gọi họ là những “dũng sỹ” bảo vệ mùa màng bội thu, cho dù chưa hẳn ai cũng ý thức được đầy đủ rằng cần phải diệt chuột vì chúng là “chuyên gia” cắn phá cây trồng.

03/12/2013