Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Hoạt Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Tăng Cường Hoạt Động Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản
Ngày đăng: 08/12/2013

Thực hiện kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên năm 2013, những ngày qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thả hàng vạn con cá giống các loại tại các ao hồ trên địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Glong, Chư Jút và Krông Nô.

Đây được xem là hoạt động không chỉ giúp tái tạo nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái mà còn nâng cao nhận thức của người dân trong việc đánh bắt và bảo vệ nguồn cá tự nhiên.

Theo ngành nông nghiệp thì để bảo tồn và tái tạo nguồn lợi thủy sản, thời gian qua, ngành cũng đã thực hiện nhiều chương trình, hoạt động đạt được một số kết quả nhất định. Điển hình là việc thực hiện Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 14/CT-UBND của UBND tỉnh về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, nhằm giúp người dân hiểu rõ tác hại của việc sử dụng các loại này và nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên, các hoạt động tuyên truyền cũng đã được chú ý như phát tờ rơi, treo băng rôn, khẩu hiệu, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Việc tổ chức tập huấn, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn về thực hiện tốt công tác bảo quản sử dụng vật liệu nổ cũng được quan tâm.

Qua đánh giá, sau khi được tuyên truyền tập huấn, vận động, nhiều tổ chức, cá nhân đã có sự chuyển biến trong nhận thức nên tình hình vi phạm giảm. Vì vậy, trong thời gian qua, toàn tỉnh không xảy ra các vi phạm và các tai nạn liên quan đến việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc trong khai thác thủy sản.

Cùng với đó, để bảo vệ một số đối tượng thủy sản đang bị suy giảm nghiêm trọng trên sông Sêrêpốk, ngành nông nghiệp cũng đã phối hợp với các địa phương như Chư Jút, Krông Nô tuyên truyền cho người dân tuyệt đối không được đánh bắt thủy sản trong thời gian cấm từ 1/6-30/8.

Theo UBND huyện Chư Jút thì do thời gian cấm khai thác vào mùa mưa, mực nước trên sông dâng cao, số lượng người tham gia khai thác thủy sản trên sông ít, nên thuận lợi cho công tác tuyên truyền và quản lý. Do đó, qua công tác thanh tra, kiểm tra, tình trạng vi phạm ít xảy ra.

Tuy nhiên, trước tình trạng nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là khu hệ cá đang ngày càng có xu hướng suy giảm thì rất cần sự chung tay, góp sức của người dân trong việc không đánh bắt cá quá nhỏ cũng như sử dụng các dụng cụ đánh bắt theo quy định.

Về phía ngành nông nghiệp cũng đang đề nghị Tổng cục thủy sản phân bổ nguồn kinh phí để thực hiện các hoạt động tuyên truyền, điều tra, nghiên cứu, kiểm tra, kiểm soát và phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Thời gian tới, tỉnh dự kiến cũng sẽ thành lập Ban chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác phục hồi và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.


Có thể bạn quan tâm

Giá khoai lang từ 500.000đ/tạ nông dân mới có lời Giá khoai lang từ 500.000đ/tạ nông dân mới có lời

Tại các “xã khoai lang” của huyện Bình Tân (Vĩnh Long) như: Tân Thành, Thành Trung, Tân Hưng giá khoai hiện ở mức cao sau thời gian xuống thấp. Cao giá nhất là khoai tím Nhật 800.000 đ/tạ (60kg), khoai trắng 450.000 đ/tạ, khoai đỏ 390.000 đ/tạ, khoai sữa 300.000 đ/tạ.

16/11/2015
Hạ giá thành sản xuất lúa gạo Hạ giá thành sản xuất lúa gạo

Là huyện đầu tàu trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Tam Nông (Đồng Tháp) từng khai thác những tiềm năng sản phẩm nông nghiệp qua mô hình liên kết gắn với sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm giảm giá thành tăng thu nhập cho nông dân.

16/11/2015
Phục tráng thành công giống lạc sen Phục tráng thành công giống lạc sen

Sáng ngày 12/11, Sở khoa học công nghệ và UBND huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã tổ chức hội thảo mô hình lạc sen vụ đông năm 2015.

16/11/2015
Khó kiểm soát giống cây trồng Khó kiểm soát giống cây trồng

Tại nhiều địa phương, việc quản lý nguồn giống cây trồng còn lỏng lẻo. Nhiều đơn vị cung ứng giống không thông qua các cơ quan quản lý mà đưa giống thẳng xuống các HTX, hộ dân; một số nơi vẫn còn sử dụng các giống cũ kém năng suất, chất lượng...

16/11/2015
Vào vụ, thợ làm khoai thu nhập 200.000 - 400.000 đ/ngày Vào vụ, thợ làm khoai thu nhập 200.000 - 400.000 đ/ngày

Tại vùng khoai thuộc huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, khoai lang bắt đầu vào vụ mới, giúp hàng trăm lao động địa phương có thu nhập rất cao.

16/11/2015