Tăng Cường Công Tác Quản Lý Vịt Chạy Đồng

Trước tình hình dịch cúm gia cầm vẫn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh An Giang yêu cầu Ban Chỉ đạo các cấp tăng cường công tác quản lý vịt chạy đồng.
Ban Chỉ đạo cấp địa phương tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đàn vịt chạy đồng di chuyển đến chăn thả trên địa bàn quản lý; kiên quyết xử lý các trường hợp chạy đồng từ địa phương khác đến An Giang không đáp ứng các điều kiện về tiêm phòng, sổ vịt chạy, giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển nhập tỉnh; nếu phát hiện đàn vịt có mắc bệnh và chết (nghi cúm) tiến hành tiêu hủy không hỗ trợ.
Riêng đối với đàn vịt từ Campuchia mang sang thả tại An Giang (chủ nuôi là người Campuchia) sẽ tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm; kiểm tra lâm sàng sức khỏe đàn vịt, nếu khỏe mạnh tiến hành lấy mẫu giám sát virus và tiến hành áp dụng tiêm phòng bắt buộc; cấm di chuyển đàn vịt đi nơi khác trong thời gian 14 ngày…
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, diện tích sản xuất muối công nghiệp của các doanh nghiệp như Đầm Vua, Tri Thủy chiếm trên 700 ha, còn lại là diện tích sản xuất muối thương phẩm của diêm dân các xã Nhơn Hải, Tri Hải, Phương Hải và thị trấn Khánh Hải khoảng 450 ha, tăng gần 120 ha so với năm 2008.

Anh Nguyễn Văn Thắng là người đầu tiên “di thực” cây trôm từ vùng đất đồi núi Hòn Bà thuộc xã Phước Nam về trồng trên đồng đất màu mỡ xã Nhơn Sơn cho mủ chất lượng cao.

Cây lúa là loại cây trồng truyền thống, chiếm phần lớn diện tích gieo trồng trong tỉnh. So với thời điểm tái lập tỉnh đến nay, diện tích lúa đã tăng thêm trên 10.000 ha, năng suất tăng 1,5 lần, theo đó sản lượng cũng tăng hơn 2 lần so với trước đây.

Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đầu diện tích đã và đang là đòi hỏi mà ngay cả ngành quản lý đến người sản xuất cần thực hiện.

Trên cở sở học tập kinh nghiệm từ mô hình đã cho hiệu quả tại tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải đã triển khai thí điểm mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Hải. Tuy bước đầu được trồng thí điểm trên diện tích 3 sào với 5 hộ tham gia, thế nhưng do hiệu quả cao hơn so với cây trồng khác nên thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người dân địa phương.