Tăng Cường Công Tác Quản Lý Vịt Chạy Đồng

Trước tình hình dịch cúm gia cầm vẫn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh An Giang yêu cầu Ban Chỉ đạo các cấp tăng cường công tác quản lý vịt chạy đồng.
Ban Chỉ đạo cấp địa phương tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đàn vịt chạy đồng di chuyển đến chăn thả trên địa bàn quản lý; kiên quyết xử lý các trường hợp chạy đồng từ địa phương khác đến An Giang không đáp ứng các điều kiện về tiêm phòng, sổ vịt chạy, giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển nhập tỉnh; nếu phát hiện đàn vịt có mắc bệnh và chết (nghi cúm) tiến hành tiêu hủy không hỗ trợ.
Riêng đối với đàn vịt từ Campuchia mang sang thả tại An Giang (chủ nuôi là người Campuchia) sẽ tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm; kiểm tra lâm sàng sức khỏe đàn vịt, nếu khỏe mạnh tiến hành lấy mẫu giám sát virus và tiến hành áp dụng tiêm phòng bắt buộc; cấm di chuyển đàn vịt đi nơi khác trong thời gian 14 ngày…
Có thể bạn quan tâm

Tôm hùm, một loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao, đang được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, sản lượng hằng năm đạt 1.385 tấn, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho người nuôi. Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm vẫn bộc lộ nhiều hạn chế: rủi ro cao, thiếu tính bền vững.

Vùng nuôi tôm Mỹ Trung, thuộc thôn Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước - Bình Định), có diện tích hơn 31 ha. Vụ nuôi tôm năm nay, người nuôi tôm ở đây mới thả tôm giống 12 ngày thì tôm bị dịch bệnh chết hàng loạt, đến nay lan rộng trên 23 ha.

Giá tôm nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mấy ngày qua bất ngờ giảm mạnh trong khi xuất khẩu mặt hàng này ở những tháng đầu năm 2014 tiếp tục tăng trưởng tốt, doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao.

Sau hơn 1 năm nuôi thử nghiệm, ông Lê Văn Dũng, Chi hội Nghề cá Chợ Vàm (Phú Tân - An Giang), nuôi thành công cá chép giòn, cá trắm giòn trong điều kiện khí hậu, môi trường ở An Giang.

Tính đến cuối tháng 3-2014, chỉ riêng 3 tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là Cà Mau, Sóc Trăng và Trà Vinh đã có trên 5.000 héc ta tôm nuôi bị thiệt hại. Tỉnh Sóc Trăng bị nặng nhất với hơn 30% diện tích tôm thả nuôi đã thất bại hoàn toàn.