Tăng Cường Công Tác Quản Lý Vịt Chạy Đồng

Trước tình hình dịch cúm gia cầm vẫn diễn biến phức tạp, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh An Giang yêu cầu Ban Chỉ đạo các cấp tăng cường công tác quản lý vịt chạy đồng.
Ban Chỉ đạo cấp địa phương tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đàn vịt chạy đồng di chuyển đến chăn thả trên địa bàn quản lý; kiên quyết xử lý các trường hợp chạy đồng từ địa phương khác đến An Giang không đáp ứng các điều kiện về tiêm phòng, sổ vịt chạy, giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển nhập tỉnh; nếu phát hiện đàn vịt có mắc bệnh và chết (nghi cúm) tiến hành tiêu hủy không hỗ trợ.
Riêng đối với đàn vịt từ Campuchia mang sang thả tại An Giang (chủ nuôi là người Campuchia) sẽ tiến hành lập biên bản xử lý vi phạm; kiểm tra lâm sàng sức khỏe đàn vịt, nếu khỏe mạnh tiến hành lấy mẫu giám sát virus và tiến hành áp dụng tiêm phòng bắt buộc; cấm di chuyển đàn vịt đi nơi khác trong thời gian 14 ngày…
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN-PTNT, trong 5 năm trở lại đây, diện tích mì trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định có chiều hướng tăng mạnh. Đến nay, toàn tỉnh có 13.342 ha, vượt trên 3.000 ha so với quy hoạch, năng suất mì bình quân ở mức 221 tạ/ha. Nguyên nhân làm cho diện tích mì tăng mạnh là do đầu ra của mì nguyên liệu khá thuận lợi, giá cao và ổn định. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích mì đã tác động bất lợi đến môi trường, thoái hóa đất; tại một số địa phương, người dân ồ ạt phá rừng trồng mì.

Thông tin từ các Sở NNPTNT khu vực ĐBSCL, tình hình rầy nâu, sâu bệnh hại lúa ngày càng nghiêm trọng khi lúa hè thu tại đây đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng.

Nhiều năm qua, người dân xã Ninh Tây, TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa) ráo riết phá rừng căm xe để trồng mía.

Gần đây, người dân ở tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau… đã “phát minh” ra một mô hình sản xuất mới bền vững và hiệu quả: nuôi tôm sú - sò huyết

Sau khi nhận được báo cáo từ các tỉnh khẳng định có thực trạng như báo NTNN nêu, Bộ NNPTNT đã lập tức chỉ đạo địa phương phải xử lý nghiêm túc tình trạng người ào ạt phá rừng, phá vườn để đào ao nuôi tôm.