Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Công Tác Quản Lý Việc Nuôi Tôm Biển Ngoài Vùng Quy Hoạch

Tăng Cường Công Tác Quản Lý Việc Nuôi Tôm Biển Ngoài Vùng Quy Hoạch
Ngày đăng: 16/07/2013

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bình Đại (Bến Tre), trong đó nghề nuôi tôm biển, nhất là hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.

Gần đây, do lợi nhuận từ nuôi tôm biển khá cao nên các hộ dân trong vùng quy hoạch ngọt hóa đã tự đào ao hoặc sử dụng ao nuôi thủy sản nước ngọt, khoan giếng lấy nước mặn để nuôi tôm công nghiệp.

Cách làm này tác động xấu đến môi trường xung quanh, nhất là ảnh hưởng đến diện tích trồng cây ăn trái, mía, dừa… dẫn đến phá vỡ quy hoạch sản xuất nông nghiệp bền vững chung của huyện. Trong đó, các xã Phú Vang, Phú Long, Thạnh Trị, Lộc Thuận... có số hộ đào ao nuôi tôm biển nhiều nhất.

Tình hình nuôi thủy sản tại các vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện là tự phát và không được phép của các cơ quan chuyên môn. Trước tình hình trên, Bình Đại đã thành lập tổ công tác vận động và xử lý các trường hợp nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện.

Nhiệm vụ của tổ công tác là tiến hành vận động và xử lý các hộ dân tự ý khoan giếng nước mặn trong vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện, vận động nhân dân không nuôi thủy sản trong vùng ngọt hóa và vùng không quy hoạch nuôi tôm biển.

Ngoài ra, tổ công tác thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý các trường hợp nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa, kiên quyết lập biên bản xử lý đối với những trường hợp cố tình vi phạm, không chấp hành chủ trương chung trong vùng quy hoạch ngọt hóa. Trong công tác, xem việc vận động tuyên truyền là chính, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm đối với những trường hợp đã được vận động, giáo dục, nhắc nhở nhiều lần nhưng không chấp hành, cố tình vi phạm.


Có thể bạn quan tâm

Cấp cây sâm Ngọc Linh giống cho 9 xã Cấp cây sâm Ngọc Linh giống cho 9 xã

Ngày 20-8, UBND huyện Nam Trà My, Quảng Nam tiến hành cấp Sâm giống cho 9 xã Trà Mai, Trà Dơn, Trà Leng, Trà Tập, Trà Cang, Trà Nam, Trà Vân, Trà Vinh và Trà Don. Việc cấp cây Sâm giống này là nhằm để Sâm Ngọc Linh phát triển mạnh và giúp nhân dân các xã từng bước thoát nghèo nhờ cây Sâm

22/08/2015
Mô hình trồng màu trên đất bồi ven đê cho hiệu quả cao ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) Mô hình trồng màu trên đất bồi ven đê cho hiệu quả cao ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng)

Được thành lập cuối năm 2014, hợp tác xã trồng màu ở ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng có 47 thành viên với diện tích sản xuất trên 11,5 ha. Năm 2013, được Tổ chức hợp tác kỹ thuật của Cộng hòa Liên bang Đức (GTZ) tài trợ Dự án “Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển tỉnh Sóc Trăng” trồng rừng phòng hộ chắn sóng ở khu vực đê biển ở ấp Mỏ Ó. Đây là dự án nhằm cung cấp những giải pháp thử nghiệm để quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu.

22/08/2015
Nhãn lồng Hưng Yên chính thức xuất khẩu đi Mỹ Nhãn lồng Hưng Yên chính thức xuất khẩu đi Mỹ

Ngày 21/8, lô nhãn mẫu đầu tiên của tỉnh Hưng Yên được doanh nghiệp thu mua, chuyển vào TP.Hồ Chí Minh chiếu xạ để lên đường xuất khẩu sang Mỹ.

22/08/2015
Đồng Tháp phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài Đồng Tháp phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài

Văn phòng UBND tỉnh vừa tổ chức Hội thảo sản xuất và tiêu thụ xoài. Hội thảo do Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đồng chủ trì. Đại diện các sở, ngành, một số hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh tham gia hội thảo.

22/08/2015
Hoạt động khai thác đồn đột dừa chưa có sự quản lý Hoạt động khai thác đồn đột dừa chưa có sự quản lý

Chẳng mấy ai rõ về giá trị thực của con đồn đột dừa, nhưng vẫn đổ xô đi tìm nó ở đáy biển vì có người thu mua giá cao. Việc gia tăng khai thác đồn đột dừa tự phát như hiện nay, đã đến lúc cần có sự quản lý của cơ quan chức năng.

22/08/2015