Tăng Cường Công Tác Quản Lý Việc Nuôi Tôm Biển Ngoài Vùng Quy Hoạch

Trong những năm qua, nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Bình Đại (Bến Tre), trong đó nghề nuôi tôm biển, nhất là hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh.
Gần đây, do lợi nhuận từ nuôi tôm biển khá cao nên các hộ dân trong vùng quy hoạch ngọt hóa đã tự đào ao hoặc sử dụng ao nuôi thủy sản nước ngọt, khoan giếng lấy nước mặn để nuôi tôm công nghiệp.
Cách làm này tác động xấu đến môi trường xung quanh, nhất là ảnh hưởng đến diện tích trồng cây ăn trái, mía, dừa… dẫn đến phá vỡ quy hoạch sản xuất nông nghiệp bền vững chung của huyện. Trong đó, các xã Phú Vang, Phú Long, Thạnh Trị, Lộc Thuận... có số hộ đào ao nuôi tôm biển nhiều nhất.
Tình hình nuôi thủy sản tại các vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện là tự phát và không được phép của các cơ quan chuyên môn. Trước tình hình trên, Bình Đại đã thành lập tổ công tác vận động và xử lý các trường hợp nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện. Nhiệm vụ của tổ công tác là tiến hành vận động và xử lý các hộ dân tự ý khoan giếng nước mặn trong vùng quy hoạch ngọt hóa trên địa bàn huyện, vận động nhân dân không nuôi thủy sản trong vùng ngọt hóa và vùng không quy hoạch nuôi tôm biển.
Ngoài ra, tổ công tác thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý các trường hợp nuôi tôm biển trong vùng quy hoạch ngọt hóa, kiên quyết lập biên bản xử lý đối với những trường hợp cố tình vi phạm, không chấp hành chủ trương chung trong vùng quy hoạch ngọt hóa. Trong công tác, xem việc vận động tuyên truyền là chính, đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm đối với những trường hợp đã được vận động, giáo dục, nhắc nhở nhiều lần nhưng không chấp hành, cố tình vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Ông kể: Năm 2009, đang lúc loay hoay tìm giống mới để cải tạo vườn, ông được một người bạn giới thiệu giống mít cao sản. Ông lặn lội xuống tận Cái Mơn (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để mua giống về trồng thử. Lúc này, vườn nhà ông đang trồng xoài nhưng sâu bệnh nhiều, hiệu quả không cao.

Cây ngày có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó đã được nhập vào ta từ rất lâu rồi. Trước đây, nó đã được trồng ở nhiều nơi như Bảo Lộc (Lâm Đồng), Sa Đéc (Đồng Tháp), Châu Đốc (An Giang)... Hiện nay, nó được trồng nhiều ở Cao Bằng và Lạng Sơn (nhiều nhất là huyện Tràng Định).

Tại Lâm Đồng, chè được trồng chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 8 (tốt nhất trồng trong tháng 6). Nhiệt độ 18 - 25 độ C, độ ẩm không khí 80 - 85% và lượng mưa hàng năm từ 1.500 - 2.000mm thích hợp nhất cho chè phát triển.

Nên bón thêm phân hữu cơ bởi phân hữu cơ không những cung cấp dinh dưỡng cho cây mà còn cải thiện tính chất vật lý, hóa học, sinh học trong đất. Nguồn phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh và các nguyên liệu ép xanh. Sử dụng phân hữu cơ sinh học có thành phần chính: Chất hữu cơ >25%; N 2,5-3%; P205 0,3%; K20 1-1,3%; lượng bón 2,5 tấn/ha/năm. Có thể sử dụng phân chuồng ủ hoai 20 - 25 tấn/ha, bón 3 năm/lần. Phân hữu cơ bón vào đầu mùa mưa, rạch hàng, bón lấp.

Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm. Thị trường vật tư nông nghiệp tương đối ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức cá nhân đã đi vào nền nếp.