Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Thủy Sản

Thời gian qua, nhờ tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, chủ động phòng chống dịch bệnh và quan tâm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản, sản lượng thu hoạch các loại thủy sản trên địa bàn quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) vẫn được duy trì ở mức cao dù diện tích nuôi có giảm.
Theo Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn quận từ đầu năm đến nay hơn 524,9 ha, đạt 107,14% kế hoạch năm, nhưng giảm 41,32 ha so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tổng sản lượng thu hoạch thủy sản trên địa bàn đạt hơn 38.800 tấn, tăng hơn 1.675 tấn so với cùng kỳ.
Trong đó, sản lượng cá tra đạt hơn 36.293 tấn, tăng hơn 937 tấn so với cùng kỳ. Diện tích nuôi thủy sản giảm so với cùng kỳ chủ yếu do có hơn 168 ha diện tích nuôi cá tra đang treo ao, tăng hơn 47 ha so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, hiện tổng diện tích nuôi cá tra thịt trên địa bàn quận là 392,1ha, đạt 107,42% kế hoạch năm, giảm 34,8 ha so với cùng kỳ; diện tích nuôi cá giống là 43,55 ha, đạt hơn 87% kế hoạch năm, giảm hơn 18% so với cùng kỳ. Riêng diện tích nuôi cá rô và một số loại cá khác đã tăng hơn 18 ha so với cùng kỳ năm trước, lên ở mức hơn 87 ha; số lồng bè nuôi cá (chủ yếu cá chim trắng) cũng tăng 22 cái so với cùng kỳ, lên ở mức 187 cái.
Theo Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, những tháng còn lại của năm 2014 và thời gian tới sẽ tiếp tục quan tâm công tác khuyến ngư trên địa bàn và thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản và chủ động trong phát hiện, phòng chống bệnh trên thủy sản.
Đặc biệt, phòng sẽ phối hợp chặt cùng Chi cục Thủy sản thành phố và các đơn vị có liên quan, kịp thời triển khai các quy định mới của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cá tra đến tất cả những hộ nuôi cá tra trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Từ vị thế một sản phẩm độc quyền của VN, chỉ sau vài năm mặt hàng cá tra xuất khẩu đã rớt giá thê thảm. Đáng buồn hơn, ngành này còn để lại một ấn tượng xấu cho khách hàng nước ngoài về kiểu làm ăn chụp giật, bát nháo, tự phá giá lẫn nhau của doanh nghiệp Việt…

Nhiều nông dân đã mạnh dạn thử nghiệm những mô hình mới từ việc nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu của khoa học trong việc chăn nuôi, sản xuất của mình. Nhờ những ứng dụng này, không chỉ hiệu quả sản xuất tăng cao mà còn mở ra những hướng mới cho người nông dân trong công việc.

Hiện nay, nông dân huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương thu hoạch su hào, bắp cải vụ Đông. Vụ này, do thời tiết mưa nhiều, một số cây rau màu khác kém phát triển, nên giá bán su hào và bắp cải cao hơn mọi năm từ 2.000 - 4.000 đồng/bắp (củ).

Sau bao phen thăng trầm, nghề trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) sắp có cơ hội vươn xa hơn, bởi nơi đây lần đầu tiên vừa thí điểm thành công và được cấp chứng nhận mô hình sản xuất hành tím theo tiêu chuẩn GlobalGap (tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu).

Chỉ với diện tích vài chục mét vuông, anh Võ Thành Tâm (ấp Bến Đồn, xã Hòa Lợi, Bến Cát, Bình Dương) không tận dụng để trồng rau hay hoa kiểng như nhiều người khác mà đã chọn cách nuôi rắn hổ hèo. “Ban đầu chỉ thấy người khác nuôi hiệu quả rồi làm theo nhưng không ngờ lại trở thành cái duyên của tôi đối với nghề nuôi rắn thương phẩm”, anh Tâm vui vẻ nói.