Tăng Cường Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Thủy Sản

Thời gian qua, nhờ tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, chủ động phòng chống dịch bệnh và quan tâm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản, sản lượng thu hoạch các loại thủy sản trên địa bàn quận Thốt Nốt (TP Cần Thơ) vẫn được duy trì ở mức cao dù diện tích nuôi có giảm.
Theo Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, tổng diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn quận từ đầu năm đến nay hơn 524,9 ha, đạt 107,14% kế hoạch năm, nhưng giảm 41,32 ha so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tổng sản lượng thu hoạch thủy sản trên địa bàn đạt hơn 38.800 tấn, tăng hơn 1.675 tấn so với cùng kỳ.
Trong đó, sản lượng cá tra đạt hơn 36.293 tấn, tăng hơn 937 tấn so với cùng kỳ. Diện tích nuôi thủy sản giảm so với cùng kỳ chủ yếu do có hơn 168 ha diện tích nuôi cá tra đang treo ao, tăng hơn 47 ha so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, hiện tổng diện tích nuôi cá tra thịt trên địa bàn quận là 392,1ha, đạt 107,42% kế hoạch năm, giảm 34,8 ha so với cùng kỳ; diện tích nuôi cá giống là 43,55 ha, đạt hơn 87% kế hoạch năm, giảm hơn 18% so với cùng kỳ. Riêng diện tích nuôi cá rô và một số loại cá khác đã tăng hơn 18 ha so với cùng kỳ năm trước, lên ở mức hơn 87 ha; số lồng bè nuôi cá (chủ yếu cá chim trắng) cũng tăng 22 cái so với cùng kỳ, lên ở mức 187 cái.
Theo Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, những tháng còn lại của năm 2014 và thời gian tới sẽ tiếp tục quan tâm công tác khuyến ngư trên địa bàn và thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản và chủ động trong phát hiện, phòng chống bệnh trên thủy sản.
Đặc biệt, phòng sẽ phối hợp chặt cùng Chi cục Thủy sản thành phố và các đơn vị có liên quan, kịp thời triển khai các quy định mới của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cá tra đến tất cả những hộ nuôi cá tra trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng trái cây chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long được mùa, được giá, nhiều nông hộ đạt thu nhập cao gấp 2-3 lần so với trồng lúa năng suất cao.

Hiện hàng chục hộ nông dân ở xã Đông đang khóc dở, mếu dở khi đã trồng giống bắp NK67, là sản phẩm mới của Công ty Syngenta, do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối. Tưởng chừng như được vụ mùa thắng lợi nhờ thời tiết thuận lợi, nhưng chưa kịp vui mừng thì hàng chục ha bắp khi đến giai đoạn trổ cờ có dấu hiệu bị hư hỏng và đến nay coi như là mất trắng

Nhiều năm nay, nền kinh tế nước ta đã nhận được nhiều lời khen. Nào là có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực; xuất khẩu liên tục tăng trưởng; đầu tư nước ngoài đạt những con số kỷ lục...

Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên được thành lập năm 2010 với 21 thành viên, đến nay Chi hội đã thu hút được 20 thành viên.

Xã Chung Chải (huyện Mường Nhé), là địa bàn vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo hiện chiếm 81%. Với chủ trương tuyên truyền, phổ biến kiến thức kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, chủ động phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng nguồn kinh phí (DANIDA) Đan Mạch tài trợ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND xã Chung Chải xây dựng mô hình trình diễn nuôi vịt thịt an toàn sinh học tại bản Đoàn Kết.