Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Heo Tai Xanh

Tăng Cường Công Tác Phòng, Chống Dịch Bệnh Heo Tai Xanh
Ngày đăng: 01/07/2012

Hiện nay, dịch heo tai xanh đã và đang xảy ra trên 8 tỉnh, thành phố trong cả nước chưa qua 21 ngày, trong đó có những tỉnh lân cận với Long An đang xảy ra dịch như Đồng Nai, Bình Dương. Theo đánh giá của ngành chuyên môn, Long An là tỉnh có nguy cơ xảy ra dịch rất cao.

Trước tình hình dịch bệnh nêu trên, để chủ động trong công tác phòng chống dịch heo tai xanh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh vừa có công văn yêu cầu các Sở, ngành tỉnh, các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh và UBND các huyện, thành phố Tân An tập trung thực hiện một số công việc sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động tiêm phòng vắc xin tai xanh và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thuộc diện phải bắt buộc tiêm phòng. Tuyên truyền chính sách hỗ trợ tiêu hủy heo bị bệnh tai xanh để người dân biết, hợp tác trong công tác báo cáo dịch.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thú y tổ chức chỉ đạo bắt buộc các hộ chăn nuôi phải tiêm phòng gia súc để phòng, chống bệnh heo tai xanh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ vắc xin để người dân mua vắc xin để tiêm phòng, đồng thời chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ, hóa chất, kinh phí để chủ động phòng chống dịch khi có dịch xảy ra.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phát hiện sớm ổ dịch tại các khu vực có nguy cơ phát dịch cao, khi phát hiện ổ dịch phải tổ chức dập dịch kịp thời tránh để lây lan; quản lý chặt chẽ việc vận chuyển heo và sản phẩm từ heo ra vào địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng yêu cầu khi có dịch xảy ra cần áp dụng quyết liệt các biện pháp chống dịch theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BNN ngày 15/7/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định phòng, chống Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo như tiêu hủy ngay heo chết, heo bệnh đối với các ổ dịch đầu tiên đồng thời áp dụng đồng loạt các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan thú y như: tổ chức vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiêm phòng vắc xin bao vây ổ dịch, lập chốt kiểm dịch…

Có thể bạn quan tâm

Nuôi bò nhỏ lẻ nông dân khó bán sữa Nuôi bò nhỏ lẻ nông dân khó bán sữa

Tại nhiều nơi chăn nuôi bò sữa của Hà Nội, do các hộ nuôi chưa có sự liên kết với nhau, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, nên việc tiêu thụ sữa tươi gặp rất nhiều khó khăn.

23/10/2015
Đột phá hợp tác nông nghiệp Việt Nga Đột phá hợp tác nông nghiệp Việt Nga

“Nếu không tận mắt, tôi không tưởng tượng được ngành sản xuất sữa ở Việt Nam phát triển với công nghệ cao như vậy”- ông Dmitry Stepanenko - Bộ trưởng Nông nghiệp và Lương thực tỉnh Moscow (Nga) cho biết trong chuyến thăm trang trại Tập đoàn sữa TH ở Nghệ An ngày 21.10.

23/10/2015
Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại gắn với xây dựng NTM Xây dựng nền nông nghiệp hiện đại gắn với xây dựng NTM

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thời gian qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

23/10/2015
Nhờ mô hình sáng tạo trên ếch dưới cá nông dân thu lãi 200 triệu mỗi năm Nhờ mô hình sáng tạo trên ếch dưới cá nông dân thu lãi 200 triệu mỗi năm

Ông Nguyễn Hải Sơn, thôn Nội Hạc, xã Việt Lập, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã tận dụng mặt nước ao sẵn có của gia đình để nuôi ếch kết hợp với cá mang lại thu nhập cao.

23/10/2015
Bưởi da xanh cây trồng đột phá Bưởi da xanh cây trồng đột phá

Đây chính là loại cây trồng đột phá về kinh tế khi mỗi năm cho người nông dân xã Bảo Quang (TX Long Khánh, Đồng Nai) thu nhập cả tỷ đồng từ mô hình trồng bưởi da xanh.

23/10/2015