Tăng cường chuyển đổi cây trồng

Tham dự hội nghị có lãnh đạo các tổng cục, cục, vụ, viện thuộc Bộ, lãnh đạo Sở NN-PTNT các tỉnh trong khu vực.
Vụ HT, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên gieo sạ 216.308 ha lúa (giảm 7.892 ha so với năm trước), năng suất bình quân 58,1 tạ/ha (tăng 1,2 tạ/ha), sản lượng đạt 1,25 triệu tấn;
Vụ mùa gieo sạ được 224.571 ha (giảm 9.483 ha so với năm trước), năng suất bình quân đạt 46,8 tạ/ha (giảm 0,3 tạ/ha), sản lượng đạt 1,05 triệu tấn.
Trong 2 vụ trên, các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng cạn 22.633 ha (ngô, lạc, rau, đậu, sắn, dưa hấu, cỏ…), cao gấp 2 lần năm 2014 và đạt 85,3% kế hoạch. Nguyên nhân chuyển đổi SX lúa sang cây trồng cạn là do hạn hán, thiếu nước tưới.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá cao kết quả chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng cạn, góp phần khắc phục được tình trạng thiếu nước, phá thế độc canh cây lúa, gia tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Đối với tỉnh Kon Tum, vụ ĐX 2014- 2015 gieo sạ được 7.586 ha lúa nước (đạt 104% kế hoạch), năng suất đạt 47,13 tạ/ha (đạt 103,3% kế hoạch); vụ mùa gieo sạ được 11.645 ha lúa nước, năng suất ước đạt 39,3 tạ/ha.
Bên cạnh cây lúa, diện tích cây trồng cạn có cây ngô 6.804 ha, cây thực phẩm 2.615 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 2.109,5 ha và cây có củ, có bột là 38.933 ha (chủ yếu là sắn).
Vụ ĐX 2015- 2016, khu vực duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên có kế hoạch triển khai SX 306.497 ha lúa, giảm 3.072 ha so với vụ ĐX trước; 513.389 ha cây trồng cạn, tăng gần 7.000 ha so với vụ ĐX trước.
Hội nghị dự báo do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và El-Nino, mùa khô năm 2015- 2016, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên có khả năng khô hạn, xảy ra thiếu nước sớm hơn so với trung bình nhiều năm.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã đề nghị các địa phương tính toán cụ thể kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng lúa nước sang cây trồng cạn vụ ĐX 2015- 2016 và vụ HT 2016; chọn SX giống lúa ngắn ngày và có chất lượng; ngay từ bây giờ phải tiết kiệm nước cho SX.
Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị các cục, vụ, viện, trung tâm…
Thuộc Bộ cùng với các địa phương có kế hoạch chuyển đổi cụ thể, tiết kiệm nguồn nước và giống cho SX...
Có thể bạn quan tâm

Theo các chủ tàu chi phí viền thép sẽ tăng kinh phí lên từ 200- 250 triệu/chiếc, nhưng ngư dân nào cũng làm. Bởi ngoài việc chống xước lưới mỗi khi kéo cá về, viền thép sẽ tăng độ chịu va chạm giữa các tàu với nhau, nhất là những cú va chạm lớn. Mỗi lần vươn khơi, rủi ro luôn rình rập ngư dân. Do vậy việc chọn cách viền thép cho tàu, họ mong muốn tăng độ an toàn để có được những phiên biển dài ngày hơn.

Cây bắp có vị trí quan trọng sau cây lúa. Hiện ở ĐBSCL, cây bắp được đưa vào luân canh trên đất lúa nhằm giảm bớt sức ép sản xuất nhiều lúa gạo mà giá cả không ổn định, trong lúc thiếu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu hơn 3 tỷ USD/năm.

Philippines nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Việt Nam vào tháng 5 – 8/2014 để dự trữ và kiểm soát giá gạo trong nước. Hiện nước này đang lên kế hoạch nhập khẩu thêm 200.000 tấn gạo giao tháng 9/2014 nhằm đảm bảo lương thực sau khi cơn bão Thần Sấm tàn phá nhiều vùng trồng lúa trong cả nước.

Huyện Tủa Chùa hiện có 66 công trình thủy lợi, đảm bảo nước tưới cho 1.101,5ha lúa mùa; 368ha lúa chiêm và 4ha thủy sản. Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi còn đảm bảo nước tưới cho trên 300ha rau màu, cây công nghiệp; cung cấp hàng triệu mét khối nước phục vụ sinh hoạt và chăn nuôi.

6.000 tấn bán sang Trung Quốc mỗi ngày như hiện tại (riêng cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn) thì chỉ hơn tuần nữa dưa hấu lại khan hiếm.