Tăng cường chuyển đổi cây trồng

Tham dự hội nghị có lãnh đạo các tổng cục, cục, vụ, viện thuộc Bộ, lãnh đạo Sở NN-PTNT các tỉnh trong khu vực.
Vụ HT, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên gieo sạ 216.308 ha lúa (giảm 7.892 ha so với năm trước), năng suất bình quân 58,1 tạ/ha (tăng 1,2 tạ/ha), sản lượng đạt 1,25 triệu tấn;
Vụ mùa gieo sạ được 224.571 ha (giảm 9.483 ha so với năm trước), năng suất bình quân đạt 46,8 tạ/ha (giảm 0,3 tạ/ha), sản lượng đạt 1,05 triệu tấn.
Trong 2 vụ trên, các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng cạn 22.633 ha (ngô, lạc, rau, đậu, sắn, dưa hấu, cỏ…), cao gấp 2 lần năm 2014 và đạt 85,3% kế hoạch. Nguyên nhân chuyển đổi SX lúa sang cây trồng cạn là do hạn hán, thiếu nước tưới.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá cao kết quả chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng cạn, góp phần khắc phục được tình trạng thiếu nước, phá thế độc canh cây lúa, gia tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Đối với tỉnh Kon Tum, vụ ĐX 2014- 2015 gieo sạ được 7.586 ha lúa nước (đạt 104% kế hoạch), năng suất đạt 47,13 tạ/ha (đạt 103,3% kế hoạch); vụ mùa gieo sạ được 11.645 ha lúa nước, năng suất ước đạt 39,3 tạ/ha.
Bên cạnh cây lúa, diện tích cây trồng cạn có cây ngô 6.804 ha, cây thực phẩm 2.615 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 2.109,5 ha và cây có củ, có bột là 38.933 ha (chủ yếu là sắn).
Vụ ĐX 2015- 2016, khu vực duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên có kế hoạch triển khai SX 306.497 ha lúa, giảm 3.072 ha so với vụ ĐX trước; 513.389 ha cây trồng cạn, tăng gần 7.000 ha so với vụ ĐX trước.
Hội nghị dự báo do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và El-Nino, mùa khô năm 2015- 2016, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên có khả năng khô hạn, xảy ra thiếu nước sớm hơn so với trung bình nhiều năm.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã đề nghị các địa phương tính toán cụ thể kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng lúa nước sang cây trồng cạn vụ ĐX 2015- 2016 và vụ HT 2016; chọn SX giống lúa ngắn ngày và có chất lượng; ngay từ bây giờ phải tiết kiệm nước cho SX.
Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị các cục, vụ, viện, trung tâm…
Thuộc Bộ cùng với các địa phương có kế hoạch chuyển đổi cụ thể, tiết kiệm nguồn nước và giống cho SX...
Có thể bạn quan tâm

Với việc ra đời Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội), nhiều người chăn nuôi gà đồi địa phương đang kỳ vọng về một hướng đi mới có sự liên kết bền chặt để vừa giữ vững thương hiệu, vừa mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có nhiều mô hình nuôi dê khác nhau tùy điều kiện địa lý, đất đai, môi trường.
Là một đảng viên, một cán bộ khuyến nông đã nghỉ hưu, ông Trần Danh Trưởng ở thôn Thiên Đức, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình luôn ý thức rằng mình phải là người tiên phong để phát triển kinh tế ở địa phương.

Dù không phải là vật nuôi truyền thống, có lợi thế phát triển nhưng vài năm gần đây, con dê mang đến cho những hộ nghèo, hộ khó khăn những cơ hội tăng thu nhập, vươn lên, cải thiện đời sống.

Qua thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, niên vụ mía 2015 - 2016, toàn tỉnh có gần 1.000ha mía được bà con trồng lưu gốc, tập trung nhiều ở thành phố Vị Thanh, với khoảng 760ha, chiếm hơn 30% tổng diện tích mía của thành phố (2.500ha). Bởi vì, Vị Thanh là vùng đất cao, ít bị nước lũ đe dọa nên thuận tiện cho bà con áp dụng mô hình canh tác mía lưu gốc.