Tăng cường chuyển đổi cây trồng

Tham dự hội nghị có lãnh đạo các tổng cục, cục, vụ, viện thuộc Bộ, lãnh đạo Sở NN-PTNT các tỉnh trong khu vực.
Vụ HT, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên gieo sạ 216.308 ha lúa (giảm 7.892 ha so với năm trước), năng suất bình quân 58,1 tạ/ha (tăng 1,2 tạ/ha), sản lượng đạt 1,25 triệu tấn;
Vụ mùa gieo sạ được 224.571 ha (giảm 9.483 ha so với năm trước), năng suất bình quân đạt 46,8 tạ/ha (giảm 0,3 tạ/ha), sản lượng đạt 1,05 triệu tấn.
Trong 2 vụ trên, các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên đã chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng cạn 22.633 ha (ngô, lạc, rau, đậu, sắn, dưa hấu, cỏ…), cao gấp 2 lần năm 2014 và đạt 85,3% kế hoạch. Nguyên nhân chuyển đổi SX lúa sang cây trồng cạn là do hạn hán, thiếu nước tưới.
Tại hội nghị, các đại biểu đã đánh giá cao kết quả chuyển đổi đất trồng lúa sang cây trồng cạn, góp phần khắc phục được tình trạng thiếu nước, phá thế độc canh cây lúa, gia tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích và nâng cao thu nhập cho nông dân.
Đối với tỉnh Kon Tum, vụ ĐX 2014- 2015 gieo sạ được 7.586 ha lúa nước (đạt 104% kế hoạch), năng suất đạt 47,13 tạ/ha (đạt 103,3% kế hoạch); vụ mùa gieo sạ được 11.645 ha lúa nước, năng suất ước đạt 39,3 tạ/ha.
Bên cạnh cây lúa, diện tích cây trồng cạn có cây ngô 6.804 ha, cây thực phẩm 2.615 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 2.109,5 ha và cây có củ, có bột là 38.933 ha (chủ yếu là sắn).
Vụ ĐX 2015- 2016, khu vực duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên có kế hoạch triển khai SX 306.497 ha lúa, giảm 3.072 ha so với vụ ĐX trước; 513.389 ha cây trồng cạn, tăng gần 7.000 ha so với vụ ĐX trước.
Hội nghị dự báo do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và El-Nino, mùa khô năm 2015- 2016, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên có khả năng khô hạn, xảy ra thiếu nước sớm hơn so với trung bình nhiều năm.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đã đề nghị các địa phương tính toán cụ thể kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng lúa nước sang cây trồng cạn vụ ĐX 2015- 2016 và vụ HT 2016; chọn SX giống lúa ngắn ngày và có chất lượng; ngay từ bây giờ phải tiết kiệm nước cho SX.
Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị các cục, vụ, viện, trung tâm…
Thuộc Bộ cùng với các địa phương có kế hoạch chuyển đổi cụ thể, tiết kiệm nguồn nước và giống cho SX...
Có thể bạn quan tâm

Vụ ĐX 2012 - 2013, huyện Tuy Phước (Bình Định) xây dựng 13 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại các xã: Phước Quang, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Nghĩa và Phước Lộc, tổng diện tích 552 ha, có 3.095 nông hộ tham gia. Trong đó, liên kết sản xuất lúa giống hơn 341 ha, 2.009 hộ tham gia. Nông dân đã thu lãi khá từ sản xuất lúa giống.

Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, tỉnh Cà Mau chia thành 2 vùng kinh tế chủ đạo mặn và ngọt. Tuy nhiên, thời gian qua, khi cây trồng chủ đạo của vùng ngọt là lúa lại không mang đến lợi nhuận cho người dân thì vật nuôi mũi nhọn vùng mặn là con tôm có xu hướng lấn áp.

Nhằm khai thác và tận dụng triệt để tiềm năng của đất đai, người dân xã Cao Trĩ (Ba Bể, Bắc Kạn) đã trồng xen cây rau bồ khai dưới tán cây cây hồng, đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân. Đây cũng được xem là một hướng phát triển kinh tế có nhiều triển vọng của địa phương.

Trứng gà của cơ sở Minh Đạt (Tiền Giang) đã có mặt trên thị trường từ nhiều năm nay, xây dựng thương hiệu "Trứng gà Minh Đạt" hướng đến sản xuất trứng gà an toàn, sạch. Đặc biệt, trứng gà sạch thương hiệu Minh Đạt đã có mặt tại Siêu thị Co.op Mart Mỹ Tho và trở thành sản phẩm trứng gà địa phương duy nhất ở siêu thị này.

Được đưa vào trồng từ năm 2006, đến nay, đu đủ đã trở thành cây trồng chủ lực nhằm chuyển đổi cơ cấu, nâng cao hiệu quả canh tác của người dân xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Thời điểm này, người trồng đu đủ xã Dị Nậu bước vào mùa thu hoạch.