Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013

Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013
Ngày đăng: 09/07/2013

Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Tuy vậy vẫn còn nhiều cơ sở nuôi chưa đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, một số nơi phát triển không theo quy hoạch. Có quá nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường cung ứng vật tư phục vụ nuôi tôm chân trắng, ngư dân khó lựa chọn được sản phẩm tốt. Dự báo vụ nuôi thứ 2 sẽ có nhiều khó khăn hơn vụ nuôi đầu.

Để chủ động đối phó với những khó khăn, bất lợi có thể xảy ra, Sở NN và PTNT đề nghị Phòng NN và PTNT 3 huyện ven biển (Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu) tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn có diện tích nuôi tôm chân trắng kiểm tra, rà soát toàn bộ các cơ sở nuôi tôm chân trắng, kiên quyết không cho những cơ sở không có đủ các điều kiện về quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật theo Thông tư 44/2010/TT-BNNPTNT, các cơ sở tự ý chuyển đổi sản xuất được nuôi tôm chân trắng theo hình thức thâm canh.

Yêu cầu Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phối hợp với Phòng NN và PTNT các huyện ven biển tổ chức quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, sản xuất giống theo quy định của Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT và các văn bản sửa đổi, bổ sung; xây dựng các mô hình nuôi tôm chân trắng theo quy trình VietGAP. Chi cục Thú y tiếp tục thu và phân tích mẫu định kỳ để cảnh báo sớm về môi trường và dịch bệnh.

Thanh tra Sở NN và PTNT tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong nuôi trồng thuỷ sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đặc biệt là những trường hợp vi phạm các quy định về quản lý giống thủy sản, kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc kháng sinh, hóa chất dùng trong nuôi thủy sản, các quy định về quản lý môi trường và dịch bệnh trong nuôi thủy sản. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư triển khai công tác tập huấn kỹ thuật nuôi tôm chân trắng vụ 2, đặc biệt chú trọng công tác cải tạo ao đầm, loại trừ mầm bệnh trước khi đưa vào nuôi vụ 2.

Trung tâm Giống hải sản phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và các đơn vị tổng kết kinh nghiệm nuôi tôm chân trắng, xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi tôm chân trắng hiệu quả, bền vững, nhất là mô hình quản lý cộng đồng trong nuôi tôm chân trắng.


Có thể bạn quan tâm

Quỳ Hợp (Nghệ An) Tưới Nhỏ Giọt, Giải Pháp Công Nghệ Cao Trong Nông Nghiệp Quỳ Hợp (Nghệ An) Tưới Nhỏ Giọt, Giải Pháp Công Nghệ Cao Trong Nông Nghiệp

Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm, với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống. Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm được khoảng 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống…

08/08/2014
Hà Quảng Trồng 37 Ha Rừng Keo Sản Xuất Hà Quảng Trồng 37 Ha Rừng Keo Sản Xuất

Từ năm 2013 đến nay, Công ty Xây dựng Thanh Phương ( Hà Quảng) đầu tư cho 26 hộ dân xóm Khuổi Pàng, thị trấn Xuân Hòa (Hà Quảng) trồng 34 ha cây keo, đạt 90% kế hoạch.

29/07/2014
Các Địa Phương Đẩy Mạnh Chương Trình Tái Canh Cà Phê Các Địa Phương Đẩy Mạnh Chương Trình Tái Canh Cà Phê

Thực hiện chương trình tái canh cà phê, hiện nay, các cấp chính quyền và người dân địa phương đang triển khai trồng thay thế giống mới hoặc ghép giống mới, nhằm “trẻ hóa” vườn cây.

29/07/2014
Nghiên Cứu Cân Đối Dinh Dưỡng Và Cơ Cấu Canh Tác Vùng Trồng Bắp Lai Nghiên Cứu Cân Đối Dinh Dưỡng Và Cơ Cấu Canh Tác Vùng Trồng Bắp Lai

Giáo sư, tiến sĩ Ngô Ngọc Hưng-Trường đại học Cần Thơ đang thực hiện đề tài “Nghiên cứu giải pháp kỹ thuật cân đối dinh dưỡng và cơ cấu canh tác hợp lý cho vùng trồng bắp lai ở 3 xã Quốc Thái, Phú Hữu và Khánh An (huyện An Phú, An Giang).

08/08/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Xuất Khẩu Lúa Gạo Qua Đường Tiểu Ngạch Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro Đồng Bằng Sông Cửu Long Xuất Khẩu Lúa Gạo Qua Đường Tiểu Ngạch Tiềm Ẩn Nhiều Rủi Ro

Gần một tháng qua, dọc sông Hậu thuộc các tỉnh, thành Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp… hoạt động thu mua lúa gạo nhộn nhịp “khác thường”. Theo nhiều doanh nghiệp và các thương lái bản địa, đang có một nhóm thương lái là người miền Bắc dẫn theo một số người Trung Quốc vào đây thu gom lúa gạo để xuất sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch làm xáo trộn thị trường, tiềm ẩn nhiều rủi ro...

08/08/2014