Tăng cường các dịch vụ làm bà đỡ cho nông dân

Một trong những nguyên nhân là việc cung cấp các dịch vụ về kinh doanh nông nghiệp bền vững cho nông dân còn thiếu và yếu...
Đó là nhận định của hầu hết các đại biểu tham dự hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm của các tổ chức trong việc cung cấp dịch vụ kinh doanh nông nghiệp bền vững cho nông dân” hôm 28.9. Hội thảo do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tổ chức tại Hà Nội, với sự tài trợ của Liên minh chiến lược tập thể Bỉ (CSA).
Hạn chế “bao cấp”
Theo tham luận của các đại biểu tại hội thảo, các tổ chức cung cấp dịch vụ về kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam tuy đã có, nhưng số lượng chưa nhiều, loại hình chưa đa dạng và chất lượng hoạt động còn hạn chế.
Những năm gần đây, một số tổ chức như Hội NDVN, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động cung cấp dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề cho thành viên, hội viên, ND.
Riêng về vốn, bên cạnh nguồn tín dụng thương mại và tín dụng chính sách, các tổ chức đều đã xây dựng các “kênh” cung ứng vốn cho ND.
Chủ tịch Nguyễn Quốc Cường (giữa) và đoàn công tác T.Ư Hội NDVN thăm mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm theo chuỗi giá trị ở thị xã Hồng Lĩnh do Hội ND tỉnh Hà Tĩnh hỗ trợ xây dựng.
Ông Nguyễn Doãn Hùng - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Quỹ HTND (T.Ư Hội NDVN) cho biết: “Sau 20 năm xây dựng, đến nay Quỹ HTND đạt quy mô hơn 1.700 tỷ đồng.
Nguồn vốn đã giúp hàng vạn ND vay phát triển sản xuất thông qua tín chấp”. Bà Hồ Thị Quý - Trưởng ban Hỗ trợ Phụ nữ phát triển (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) cho hay:
“Các hoạt động hỗ trợ của chúng tôi hướng tới khơi dậy chính nội lực của từng hội viên, từng tổ chức, cộng đồng, hạn chế “bao cấp”. Bởi bao cấp sẽ gây tâm lý trông chờ, ỷ lại”.
Nhân rộng HTX kiểu mới
"Việc cung cấp các dịch vụ kinh doanh nông nghiệp cho nông dân phải đảm bảo hạn chế tối đa khâu trung gian.
Sản xuất, kinh doanh của các tổ hợp tác, HTX càng qua nhiều khâu trung gian càng làm tăng giá khiến khả năng cạnh tranh của nông sản giảm...”.
Bà Victoria A.Serrato- chuyên gia marketing của AFA
Ý kiến các đại biểu đều khẳng định, quy mô, chất lượng các dịch vụ do các tổ chức cung cấp chưa đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu của ND.
Để giải quyết những khó khăn của ND trong sản xuất nông nghiệp, đòi hỏi các tổ chức phải nâng cao số lượng, chất lượng, loại hình các dịch vụ. Chính sách của Nhà nước cần khuyến khích, hỗ trợ mạnh mẽ cho sự ra đời của các mô hình kinh tế tập thể, trước mắt nên tập trung vào tổ hợp tác, HTX kiểu mới.
Nhất trí cao với kiến nghị này, bà Victoria A.Serrato - chuyên gia marketing của Tổ chức Phát triển nông thôn bền vững châu Á (AFA) đã giới thiệu sự thành công ban đầu của các mô hình kinh tế tập thể tự nguyện ở một số nước như Philippines, Thái Lan, Campuchia...
“Bên cạnh cung cấp các dịch vụ “đầu vào, đầu ra” cho ND, các tổ chức ở các quốc gia này còn kết nối ND với các dòng tín dụng tốt; hướng dẫn ND sản xuất theo chuỗi giá trị, kết nối tổ, nhóm ND, tổ hợp tác, HTX với doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Các tổ chức này đã cung cấp dịch vụ đào tạo, huấn luyện các tổ, nhóm ND, HTX về giám sát nội bộ; xây dựng hệ thống chứng nhận nông sản, kỹ năng thương thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng...
“Việc xây dựng, phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ kinh doanh nông nghiệp bền vững cho ND ở Việt Nam cũng nên đi theo xu hướng này…”-bà A.Serrato chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài việc vươn khơi đánh bắt hải sản dài ngày trên biển, hiện nay người dân thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) mở thêm một nghề mới đó là nghề nuôi cá vược trên đoạn sông Gianh chảy qua địa phương. Nghề nuôi cá vược tuy mới mẻ nhưng kỳ vọng sẽ mở ra một hướng làm ăn mới giúp người dân nơi đây có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống...

Gần 100 năm về trước, khi lần đầu tiên đưa cây nho về trồng thử nghiệm ở Ninh Thuận, chắc chắn người Pháp cũng không thể ngờ được rằng loại cây trồng "khó tính" lại ưa thích và sinh sôi phát triển mạnh mẻ ở vùng đất "đầy nắng lắm gió" này.

Theo Chi cục NTTS hiện bà con nuôi tôm đang tích cực xuống đồng thu hoạch tôm. Sau hai tuần toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hoạch được hơn 30% diện tích nuôi tôm vụ Xuân Hè.

Hơn 2.000 con nhím nuôi đã đến lứa xuất chuồng nhưng tiêu thụ quá khó khăn, các xã viên hợp tác xã (HTX) Hợp Thành (Khu phố Kim Hải, phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa) phải tự đi tiếp thị tìm đầu ra cho sản phẩm.

“Bén duyên” với vùng đất trũng từ năm 2011, mô hình trồng sen lấy hạt được triển khai tại cánh đồng La Băng và Bàu Đan thuộc xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) từ nhiều năm nay đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nhiều hộ nông dân.