Tăng Cường Các Biện Pháp Ứng Phó Với Dịch Cúm Gia Cầm

Ngày 25.2, sau khi đi kiểm tra tình hình thực tế dịch bệnh và công tác triển khai phòng chống dịch cúm gia cầm (DCGC) tại xã Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn); Tây Vinh (Tây Sơn), Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám dẫn đầu đã làm việc với UBND tỉnh về công tác phòng chống DCGC. Tiếp và làm việc với Đoàn công tác có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà cùng lãnh đạo một số sở, ngành chức năng của tỉnh.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, đến ngày 15.2, DCGC đã xuất hiện tại 3 hộ chăn nuôi gia cầm tại xã Phước Hiệp (Tuy Phước); Tây Vinh (Tây Sơn); Cát Sơn (Phù Cát) với 830 con gà, vịt bị chết. Chi cục Thú y tỉnh đã lấy mẫu gửi xét nghiệm và điều tra dịch tễ; phối hợp với chính quyền địa phương tiêu hủy toàn đàn gia cầm. Đến nay, chưa phát hiện thêm trường hợp nào ở gia cầm có dấu hiệu DCGC. Bên cạnh đó, có nhiều đàn gà, vịt ở nhiều địa phương bị chết do bệnh dịch tả, E.coli.
Ngoài ra, kết quả giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm tại các chợ, lò giết mổ động vật tại một số địa phương cho thấy, tỉ lệ mẫu dương tính vi rút cúm A (H5N1) vẫn ở mức cao. Hiện nay, tỉnh đã khoanh vùng, triển khai tiêm vắc-xin cho đàn gia cầm, phun thuốc tiêu độc, sát trùng chuồng trại chăn nuôi và tại các chợ.
Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình mua bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm ra vào tỉnh. Tại buổi làm việc, tỉnh ta đề nghị Bộ NN-PTNT hỗ trợ 3 triệu liều vắc-xin cúm gia cầm và hỗ trợ tỉnh trong công tác xét nghiệm phát hiện dịch cúm nhằm giúp tỉnh chủ động trong công tác phòng chống DCGC.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám và đại diện các đơn vị trực thuộc Bộ đều cho rằng, có nhiều mẫu gà, vịt do Chi cục Thú y tỉnh lấy ở các hộ chăn nuôi tại huyện Hoài Nhơn, Phù Cát, Phù Mỹ, Tây Sơn gửi cơ quan Bộ NN-PTNT xét nghiệm đã cho kết quả dương tính với vi rút cúm Asubtype H5N1.
Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo ngành chức năng, chính quyền các địa phương tăng cường hơn nữa việc kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại cơ sở, để nhận định đúng hướng hơn, đồng thời triển khai cấp bách các biện pháp ứng phó với dịch.
Bên cạnh đó, hỗ trợ người chăn nuôi có gia cầm bị chết do dịch bệnh cúm A (H5N1) theo quy định, và cân nhắc việc công bố dịch để có biện pháp ứng phó quyết liệt hơn; khi công bố dịch, Trung ương mới có cơ sở hỗ trợ vắc-xin cho tỉnh. Bộ NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc hỗ trợ tỉnh trong việc xét nghiệm bệnh phẩm theo yêu cầu của tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

“Mấy tháng qua, gần 100.000 con lươn giống lút chút như thế này đã được “xuất ngoại” sang Nhật Bản rồi đấy!”. Vừa vớt những con lươn bột nhỏ xíu trong thau lên, kỹ sư Đoàn Kim Sơn, giảng viên Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, vừa trò chuyện. Bên cạnh công việc của một người thầy, kỹ sư Sơn còn là chủ trang trại Sơn Ca 1 (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) và Sơn Ca 2 (huyện Hóc Môn, TP HCM).

Trong đó yêu cầu các địa phương tập trung nguồn nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch lúa đông xuân 2012 - 2013 theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng", thu hoạch đến đâu làm đất tới đó.

Viện nghiên cứu nông nghiệp Chile (INIA) cho biết đang hỗ trợ Việt Nam trồng cây diêm mạch, loại lương thực được mệnh danh là "hạt vàng" bởi giá trị dinh dưỡng cao.

Các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát gia cầm không rõ nguồn gốc ở khu vực biên giới phía Bắc khi dịch cúm H7N9 vẫn diễn biến phức tạp ở Trung Quốc. Còn tại ĐBSCL, các địa phương đang lo lắng khi Đồng Tháp ghi nhận một bé trai 4 tuổi tử vong do cúm A (H5N1). Ngành thú y lo lắng, người dân lơ là, gia cầm sống vẫn bày bán tràn lan. Chuyện kiểm soát gia cầm vẫn gian nan.

Vào thăm vườn ươm chè cành giống mới của gia đình ông Ma Nông Hội và bà Hoàng Thị Mưu, tổ 14 phường Thịnh Đán thành phố Thái Nguyên, mới thấy được sự nỗ lực cố gắng cũng như công sức bỏ ra của gia đình. Một vườn ươm chè cành giống mới quy mô 70 vạn hom gồm các giống LDP1, TRI777 cùng các giống chè nhập nội đạt tiêu chuẩn chất lượng của ngành.