Tăng cường các biện pháp nuôi Tôm an toàn vụ nuôi 2016

Với mục tiêu giảm thiệt hại dưới 20% và tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản.
Khung lịch thời vụ nuôi tôm 2016 bắt đầu từ ngày 01-12-2015 đến 30-9-2016 được căn cứ vào dự báo diễn biến thời tiết và đặc điểm của từng vùng nuôi ở Sóc Trăng.
Sở NN&PTNT tỉnh cũng đề nghị các huyện chủ động xây dựng khung lịch thời vụ cho từng địa bàn, để tránh thời điểm thời tiết gay gắt có thể ảnh hưởng đến tôm nuôi.
Thạc sĩ Quách Thị Thanh Bình - Chi Cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng, cho biết: “Diện tích nuôi tôm ở Sóc Trăng có đặc điểm khác nhau ở từng vùng.
Qua khảo sát, kiểm tra chúng tôi đã xây dựng khung lịch thời vụ riêng và khuyến cáo từng khu vực thả nuôi cho hợp lý, nhằm hạn chế tác động của thời tiết, khí hậu.
Giúp cho bà con nuôi Tôm đạt hiệu quả”.
Gắn với dự báo tình hình, xây dựng lịch thả giống cụ thể cho từng vùng, UBND tỉnh Sóc Trăng đề nghị ngành chuyên môn, các địa phương phải thực hiện tốt các biện pháp quản lý, kiểm tra chất lượng giống, thức ăn, thuốc thú y phục vụ nuôi thủy sản và các biện pháp quản lý môi trường, khuyến khích biện pháp nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.
Thạc sĩ Quách Thị Thanh Bình - Chi Cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng, cho biết thêm: “Mỗi năm, ngay từ đầu vụ xuống giống Tôm, Chi Cục đều xây dựng kế hoạch cụ thể như:
Tập trung quản lý chất lượng con giống, tăng tần suất kiểm tra các đại lý, dịch vụ thú y thủy sản, xử lý triệt để các cơ sở, đại lý mua bán thuốc, hóa chất cấm, chất lượng kém để giúp người nuôi an tâm hơn.
Có kế hoạch quan trắc môi trường với tiến độ thường xuyên để kịp thời thông báo cho người nuôi, giúp bà con chủ động trong phòng ngừa dịch bệnh trên tôm, do tác động của môi trường gây nên”.
Kết quả quan trắc của Cục Thú Y vùng 7 thì tại vùng nuôi Tôm Sóc Trăng mật độ nhiễm virus Virio gây hội chứng gan tụy cao gấp 27 lần, virus do bệnh đốm trắng cũng vượt ngưỡng an toàn và hầu hết ao nuôi bị ô nhiểm hữu cơ.
Ông mai Văn Hờ ở xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Những năm gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi rất phức tạp, đa phần là bệnh gan tụy, Tôm có biểu hiện lờ đờ, bỏ ăn 1 đến 2 ngày thì chết.
Người nuôi Tôm đến giờ cũng chưa thể đúc kết, rút ra kinh nghiệm phòng ngừa bệnh này”.
Dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn rất đáng lo ngại
Năm nay ngành chuyên môn tập trung xuống địa bàn hướng dẫn nông dân kỹ thuật cải tạo ao nuôi, sát khuẩn, xử lý nước, nuôi nước theo khuyến cáo, đây cũng là biện pháp cải tạo môi trường ao nuôi và hạn chế được mầm bệnh tồn lưu.
Cùng với các biện pháp tăng cường quản lý vật tư đầu vào, thì đây là một công đoạn rất quan trọng góp phần cho thành công của vụ nuôi Tôm ở Sóc Trăng.
Có thể bạn quan tâm

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất cây trồng, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế đã góp phần tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác. Nhiều mô hình, cách làm mới đã được triển khai. Việc trồng bí áp dụng công nhệ làm giàn leo, bước đầu đã đem lại những kết quả khả quan, mở ra hướng đi mới cho người trồng bí.

Năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên phối hợp Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại 4 hộ với quy mô 0,3 ha.

Đồng Tâm là xã nghèo, vùng sâu, xa của huyện Đồng Phú (Bình Phước). Điều là cây trồng chủ lực đem lại lợi ích kinh tế chính cho nông dân trong xã. Tuy nhiên, khoảng 3-4 năm trở lại đây, cây tầm gửi xuất hiện và sống ký sinh trên cây điều, chủ yếu ở cây điều 10 năm tuổi với diện tích gây hại khoảng 200 ha.

Tôm thẻ chân trắng hiện là đối tượng con nuôi chủ lực của vùng nuôi mặn lợ của tỉnh Nam Định với tổng diện tích 486ha bởi dễ nuôi, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và thị trường tiêu thụ rộng.

Xuân Trường, xã vùng ven Đà Lạt là nơi có diện tích cà phê Arabica, giống cà phê cao cấp lên tới 1.100 ha. Dù gắn bó với cây cà phê cao cấp đã nhiều năm nhưng nông dân ở đây chưa bao giờ ứng dụng những chuẩn quốc tế trong trồng và chăm sóc cà phê.