Tăng Cường Các Biện Pháp Ngăn Chặn Nuôi Tôm Ngoài Vùng Quy Hoạch

Ngày 23-12-2013, Huyện ủy Bình Đại (Bến Tre) đã có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc, tổ vận động thực hiện Chỉ thị số 05 của Huyện ủy về tăng cường lãnh đạo ngăn chặn và xử lý việc nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa.
Thực hiện Chỉ thị số 05 của Huyện ủy, trong thời gian qua, các tổ công tác của huyện đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương có nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa ra quân tuyên truyền vận động, xử lý nhiều trường hợp nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch. Huyện đã mời 13 chủ phương tiện đào ao làm việc và buộc cam kết không hoạt động đào ao nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa, đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt 15 chủ phương tiện không có giấy phép kinh doanh, với số tiền 7,5 triệu đồng.
Lập biên bản vi phạm hành chính 5 trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, ra quyết định xử phạt 2 trường hợp với số tiền 12 triệu đồng tại xã Thới Lai.
Kiểm tra và xử phạt 5 trường hợp khoan giếng nước mặn mỗi trường hợp 12 triệu đồng, lập biên bản 12 trường hợp đào ao bằng máy hút bùn. Ngoài ra, tổ công tác còn phối hợp với điện lực kiểm tra 297 trường hợp sử dụng điện, qua kiểm tra phát hiện 39 trường hợp sử dụng điện sinh hoạt để chạy quạt nuôi tôm,
Điện lực đã ngưng cung cấp điện trong 30 ngày đối với 39 trường hợp vi phạm. Theo theo số liệu thống kê đến nay, diện tích nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa toàn huyện là 713ha với 1.130 cây giếng nước mặn, tập trung ở các xã Thạnh Trị, Phú Long, Phú Vang, Vang Quới Đông, Thới Lai, Lộc Thuận.
Huyện ủy Bình Đại chỉ đạo các địa phương quán triệt sâu sắc tinh thần Chỉ thị số 05 của Huyện ủy, đồng thời tuyên truyền sâu rộng hơn nữa chỉ thị này đến người dân. Tổ vận động, tổ xử lý phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp đào ao nuôi tôm biển trong vùng ngọt hóa, đặc biệt là đối với các chủ phương tiện đào ao, các máy bơm bùn, khoan giếng nước mặn.
Các ngành chức năng có liên quan tập trung hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có hiệu quả, phù hợp với điều kiện đất đai và thổ nhưỡng của từng vùng. Các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết ngăn chặn không để phát sinh việc đào ao mới.
Có thể bạn quan tâm

Là một trong những địa phương có diện tích trồng nho khá lớn ở Tuy Phong (Bình Thuận), có điều kiện đất đai phù hợp, nên từ lâu nhiều hộ dân ở các xã Phước Thể, Phú Lạc… đã chọn cây nho làm cây trồng chủ lực.

Xác định nông dân là chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua, các cấp Hội Nông dân Mường Ảng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Huyện Phú Tân có hệ sinh thái rừng ngập mặn, được phân bố dọc ven biển với chiều dài khoảng 37 km, có 2.637 ha rừng phòng hộ, nằm trên địa phận xã Phú Tân, Tân Hải, Nguyễn Việt Khái và thị trấn Cái Đôi Vàm.

Khi diện tích đất sản xuất ít, nhiều hộ nông dân đã xen canh những loại cây trồng ngắn ngày vừa tăng thêm nguồn thu, vừa có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng chính. Trước đây, nông dân thường chọn xen cây mì vào vườn cao su non nhưng đất ngày càng bạc màu, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của cây trồng chính.

Ở Bạc Liêu, lúa mất giá nên nhiều nơi nông dân trồng màu dưới ruộng. Bởi, trồng một công màu giá trị mang lại cao hơn gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa.