Tăng cường biện pháp phòng ngừa thanh long nhiễm bệnh đốm nâu

Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Cảnh trong đợt cao điểm phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long vừa qua. Phó Chủ tịch tỉnh cũng yêu cầu Chi cục Bảo vệ thực vật kiểm tra chặt chẽ chất lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các cửa hàng kinh doanh, xử lý hàng nhái, giả, bảo vệ quyền lợi người trồng thanh long.
Trong những tháng qua, toàn tỉnh đã làm vệ sinh được 8.870 ha thanh long; chặt, tỉa, thu gom 700 tấn cành, trái bị bệnh, ủ bằng 900 gói chế phẩm BIO-ADB và vôi tại 193 điểm, hạn chế thấp nhất diện tích thanh long bị nhiễm bệnh này.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó: 2.916ha ngô; 1.510ha lúa nương; 591,9ha sắn; còn lại những loại cây trồng khác. Vụ đông xuân năm nay ở Mường Chà được mùa là động lực để bà con nông dân tích cực làm cỏ đợt 1 và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng trên nương.

Chiều 2-6, Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đến thời điểm này, đã có hơn 56ha tôm bị dịch bệnh, chủ yếu là bệnh đốm trắng do virus gây nên, chiếm khoảng 10% diện tích hồ nuôi. Dịch bệnh xảy ra nhiều nhất ở huyện Tư Nghĩa với trên 30ha, huyện Bình Sơn gần 10ha. Tại Bình Định, theo cơ quan chuyên môn, cũng đã có hơn 70ha mặt nước nuôi tôm bị dịch bệnh phải thu hoạch sớm…

Những năm gần đây, nông dân tại nhiều quận, huyện ở TP Cần Thơ, nhất là tại quận Thốt Nốt và Ô Môn đã tích cực phát triển trồng cây mè trên chân ruộng lúa trong vụ hè thu hằng năm. Cách sản xuất luân canh giữa lúa và hoa màu này đã giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất đáng kể so với làm 3 vụ lúa trong năm …

Cây dược liệu Atisô đang được cấp ủy, chính quyền và người dân huyện Quản Bạ đặt nhiều kỳ vọng cho một cuộc sống mới của đồng bào các dân tộc huyện nhà: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người dân...

Vì lợi ích trước mắt, nhiều bà con đã phá bỏ vườn cây ăn trái chuyển sang trồng xoài Đài Loan. Tuy nhiên, hiện nhà vườn đang lao đao vì xoài rớt giá.