Tăng cường biện pháp phòng ngừa thanh long nhiễm bệnh đốm nâu

Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Cảnh trong đợt cao điểm phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long vừa qua. Phó Chủ tịch tỉnh cũng yêu cầu Chi cục Bảo vệ thực vật kiểm tra chặt chẽ chất lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các cửa hàng kinh doanh, xử lý hàng nhái, giả, bảo vệ quyền lợi người trồng thanh long.
Trong những tháng qua, toàn tỉnh đã làm vệ sinh được 8.870 ha thanh long; chặt, tỉa, thu gom 700 tấn cành, trái bị bệnh, ủ bằng 900 gói chế phẩm BIO-ADB và vôi tại 193 điểm, hạn chế thấp nhất diện tích thanh long bị nhiễm bệnh này.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) tỉnh Trà Vinh vừa chuyển giao 6.850 con vịt giống (01 ngày tuổi, giống vịt Triết Giang) cho 18 hộ nông dân trên địa bàn huyện Càng Long và Cầu Kè thực hiện mô hình trình diễn chăn nuôi vịt đẻ hướng trứng áp dụng phương pháp an toàn sinh học.

Năm 2009, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thí điểm 11 khu chăn nuôi tập trung (CNTT) và năm 2010, bổ sung 26 khu tại các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập Thạch... Thế nhưng, đến nay toàn tỉnh chỉ còn 4 khu hoạt động, song cũng rất èo uột, gây lãng phí đất đai, tiền của.

Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.

Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.

Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề