Tăng cường biện pháp phòng ngừa thanh long nhiễm bệnh đốm nâu

Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Cảnh trong đợt cao điểm phòng, chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long vừa qua. Phó Chủ tịch tỉnh cũng yêu cầu Chi cục Bảo vệ thực vật kiểm tra chặt chẽ chất lượng thuốc bảo vệ thực vật tại các cửa hàng kinh doanh, xử lý hàng nhái, giả, bảo vệ quyền lợi người trồng thanh long.
Trong những tháng qua, toàn tỉnh đã làm vệ sinh được 8.870 ha thanh long; chặt, tỉa, thu gom 700 tấn cành, trái bị bệnh, ủ bằng 900 gói chế phẩm BIO-ADB và vôi tại 193 điểm, hạn chế thấp nhất diện tích thanh long bị nhiễm bệnh này.
Có thể bạn quan tâm

Cho dê con trước khi cai sữa (3 tháng tuổi) và dê mẹ sau khi phối giống 5-6 tuần uống thuốc levamisole phòng bệnh giun tròn. Không cho dê ăn cỏ lá vùng ngập nước, dùng dextrin-B phòng định kỳ và điều trị với dê đã mắc bệnh.

Dê thuộc loại nhai lại, tạp ăn. Dê dễ nuôi, sinh sản nhanh, chống đỡ bệnh tật tốt, đầu tư vốn ban đầu ít, hiệu quả kinh tế cao, thời gian thu hồi vốn nhanh.

Để nuôi dê đạt năng suất cao, chất lượng tốt thì phương pháp chăn nuôi đóng vai trò quyết định. Vì vậy phải chọn cách nuôi nào cho hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cá nhân, cơ sở chăn nuôi.

Tình hình nuôi tôm thẻ bùng phát, vượt xa tầm kiểm soát của ngành chức năng. Mức độ thiệt hại giữa tôm thẻ chân trắng với tôm sú tương đương nhau nhưng nhờ giá tôm thương phẩm ở mức cao nên khả năng thu hồi vốn đối với tôm thẻ chân trắng tốt hơn, mặt khác do thời gian nuôi ngắn hơn tôm sú, nên đa phần bà con cho rằng tôm thẻ dễ nuôi hơn tôm sú

Sáng nay 11.10, tại TP. Tam Kỳ (Quảng Nam), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức Diễn đàn “Giải pháp phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ”. Tham dự có hơn 250 đại biểu đến từ các địa phương trên địa bàn Quảng Nam và những cơ quan chuyên môn thuộc các tỉnh, thành trong khu vực.