Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ven Bờ

Sáng 15/8, Ban quản lý Các dự án nông nghiệp (Sở NN-PTNT) phối hợp với UBND xã An Chấn (huyện Tuy An) tổ chức lễ công bố và ký kết thỏa thuận hỗ trợ thực hiện kế hoạch đồng quản lý nghề cá ven bờ xã An Chấn (thí điểm) thuộc dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.
Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được tài trợ bởi Chính phủ Việt Nam và Hiệp hội Phát triển quốc tế (Ngân hàng Thế giới), triển khai tại 8 tỉnh, gồm: Phú Yên, Cà Mau, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Bình Định, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa trong thời gian 5 năm (từ tháng 8/2012 đến tháng 1/2018).
Tại Phú Yên, kinh phí để triển khai dự án trên là 12,2 triệu USD (tương đương hơn 257 tỉ đồng), trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới chiếm hơn 85%, vốn ngân sách Nhà nước (đối ứng) chiếm hơn 10% và vốn người dân tham gia hơn 4,2%.
Dự án được chia làm 4 hợp phần: Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý nghề cá bền vững; thực hành tốt cho người nuôi thủy sản bền vững; quản lý bền vững khai thác thủy sản ven bờ; quản lý, giám sát và đánh giá dự án.
Trong hợp phần quản lý bền vững khai thác thủy sản ven bờ có tiểu hợp phần đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản ven bờ, triển khai thí điểm tại xã An Chấn và An Hòa (huyện Tuy An), sau đó nhân rộng tại 10 xã, phường ven biển trong tỉnh.
Nội dung của tiểu hợp phần đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản ven bờ chủ yếu tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tiến hành quy hoạch chi tiết phát triển nghề cá ven bờ; phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản, khắc phục ô nhiễm môi trường vùng ven biển…
Tại buổi lễ, UBND xã An Chấn công bố quyết định thành lập Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ của xã và Ban quản lý Các dự án nông nghiệp ký kết thỏa thuận hỗ trợ thực hiện kế hoạch đồng quản lý nghề cá ven bờ xã An Chấn.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Tuấn, một người nuôi tôm hùm ở đảo Bình Ba, xã Cam Bình (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa), cho biết: Nếu như mọi năm càng gần tết, giá tôm hùm thương phẩm càng tăng mạnh, thì khoảng 2 tháng nay giá tôm hùm vẫn đứng ở mức trên, thấp hơn thời điểm này năm ngoái từ 200 - 300 ngàn đồng/kg. Nhiều người nuôi tôm hùm vẫn tiếp tục chăm sóc đợi giá nhích lên mới xuất bán.

Tỉnh Ninh Thuận có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nuôi tôm nước lợ. Tổng diện tích thả nuôi hiện nay là 1.040 ha; trong đó, tôm sú 40 ha, tôm thẻ chân trắng 1.000 ha, tổng sản lượng đạt gần 9.000 tấn/năm. Nghề nuôi tôm nước lợ đang ngày càng phát triển, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động. Tuy nhiên, điểm hạn chế là vẫn còn nhiều hộ sản xuất mang tính tự phát, nhỏ lẻ nên khó kiểm soát dịch bệnh, chất lượng tôm thịt thấp.

Do ở vụ nuôi năm 2014, thời tiết diễn biến phức tạp, nên bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy trên tôm xảy ra khá nhiều, làm cả vụ nuôi có gần 50% diện tích bị thiệt hại. Cho nên vụ nuôi này bà con vẫn rất lo lắng về chất lượng con giống, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp.

Từ tháng 11.2014 đến nay, ngư dân xã Mỹ An (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) đã đánh bắt được trên 45.000 con tôm hùm giống (THG) các loại, tăng gấp 3 lần so với cùng vụ năm trước, cao nhất từ trước tới nay ở địa phương. Trong đó, chủ yếu tôm sao, chiếm trên 90%.

Năm qua, toàn tỉnh Bến Tre có diện tích nuôi thủy sản trên 47 ngàn héc-ta, đạt 106%. Trong đó, diện tích nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh đã thả giống quay vòng được gần 10,7 ngàn héc-ta (tôm sú gần 1,5 ngàn héc-ta; tôm chân trắng trên 9,2 ngàn héc-ta); diện tích nuôi tôm quảng canh, tôm rừng, tôm lúa trên 25 ngàn héc-ta, đạt 100% kế hoạch năm.