Tăng cường bảo vệ các loại giống thủy sản

Trung tâm GTS được Sở NN&PTNT giao nhiệm vụ thực nghiệm và sản xuất GTS phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong tỉnh Bình Định.
Thời gian qua, Trạm Thực nghiệm (TTN) NTTS Mỹ Châu tại huyện Phù Mỹ và TTN NTTS Cát Tiến tại Phù Cát (do Trung tâm GTS quản lý) đã nghiên cứu, sản xuất có hiệu quả nhiều giống thủy sản mới để cung ứng cho người dân.
Hàng năm, Trung tâm cung ứng hàng chục triệu con giống thủy sản các loại cho người dân trong và ngoài tỉnh, phục vụ nghề NTTS.
Riêng tại TTN NTTS Mỹ Châu hiện có 9 ao, thả nuôi 33.316 con cá giống bố mẹ truyền thống (trôi, mè, trắm, chép) và các loại giống thủy sản đặc sản (lăng nha, lươn, chình mun, điêu hồng…) với tổng sản lượng 14 tấn.
Ngoài ra, tại TTN NTTS Mỹ Châu còn có 15 con cá Koi (cá chép Nhật Bản) do ông Hitoshi Kato, Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật-Việt tại Sakai, tặng.
Cá Koi được xem là “quốc ngư” của nước Nhật, nó có nhiều màu sắc rất đẹp, tuổi thọ khá cao.
Cá trưởng thành có thể đạt trọng lượng 20 – 30 kg/con, trị giá hàng trăm ngàn USD/con. Theo Trung tâm GTS tỉnh, việc lưu giữ và sản xuất GTS tại TTN NTTS Mỹ Châu phụ thuộc nhiều vào nguồn nước của 4 hồ chứa: Đồng Đèo 1, Đồng Đèo 2, Hóc Lách, Hóc Hòm.
Tuy nhiên, hiện có 3 hồ chứa đã bị xuống cấp, hư hỏng, không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.
Hơn nữa, nền nhiệt độ trong mùa mưa thấp, môi trường nước thường hay thay đổi; độ pH (độ chua) và các loại khí độc phát sinh, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của các loại GTS.
Còn tại TTN NTTS Cát Tiến, việc duy trì và phát triển các loại giống thủy sản nước lợ, nước mặn, như hàu Thái Bình Dương, cua xanh, tôm sú, cá bóp và cá chẽm cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi nhiệt độ nước trong các khu nuôi thay đổi.
Ông Phan Thanh Việt, Phó Giám đốc Trung tâm GTS, cho biết: Nhằm chủ động đảm bảo an toàn cho các loại GTS, Trung tâm đã gia cố, sửa chữa các hạng mục công trình hồ chứa bị hư hỏng; tích trữ và điều tiết nguồn nước hợp lý, đồng thời xây dựng và thực hiện phương án đảm bảo an toàn hồ chứa trong mùa mưa lũ.
Bên cạnh đó, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra mực nước, nhiệt độ và các chỉ tiêu sinh, hóa trong các ao nuôi để điều chỉnh cho phù hợp.
Trường hợp nền nhiệt độ thấp, chúng tôi sẽ giảm lượng thức ăn, nhằm hạn chế thức ăn dư thừa gây ô nhiễm môi trường trong ao nuôi.
Khi nhiệt độ xuống thấp, sẽ nâng mực nước trong ao đến mức tối đa, giảm khẩu phần ăn nhằm chống rét và đảm bảo cho cá sinh trưởng tốt.
Trung tâm cũng sẽ thường xuyên kiểm tra bờ ao, cống xả nước để đảm bảo cá không thất thoát do mưa lũ, đồng thời xây dựng kế hoạch di chuyển đàn cá giống trong các ao nuôi đến nơi an toàn khi xảy ra mưa lũ lớn.
Có thể bạn quan tâm

Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao. Có rất nhiều loại đá khác nhau để làm vật bám tùy thuộc vào từng địa phương như đá vôi làm vật bám rất tốt, đá cuội, đá san hô… Kích cỡ đá trung bình 2-4 kg/hòn và dao động từ 1-10 kg/hòn. Đá được chuyên chở bằng thuyền hoặc ghe rải đều trên bãi có hàu giống xuất hiện. Năng suất đạt 0,5-1,5 kg hàu nguyên con/hòn đá.

Tại Hội nghị quốc tế Mối đe dọa về lạm dụng thuốc trừ sâu trong hệ sinh thái lúa - Tìm kiếm giải pháp khắc phục do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay (16/12), các chuyên gia của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) cho biết việc sử dụng thuốc trừ sâu sai mục đích hoặc phun thuốc bừa bãi đã vô tình tiêu diệt nhiều loài thiên địch bắt mồi, làm gia tăng dịch bệnh.

Hiện nay, nấm xanh đang được nhân rộng tại các địa phương và hầu hết bà con nông dân đều quan tâm đến mô hình này. Cán bộ bảo vệ thực vật thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A Nguyễn Thanh Phong cho biết: Được sự hỗ trợ của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, địa phương đã gieo cấy nấm xanh khoảng 15ha lúa Đông xuân tại ấp 3B. Từ thực tế cho thấy, mô hình nấm xanh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân trong công tác phòng trừ sâu hại, đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Theo báo cáo của ngành BVTV và phản ảnh của một số Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc thì tình hình sâu bệnh hại trên cây lạc đang có chiều hướng phát triển mạnh, gây hại nặng trên diện rộng, đặc biệt là những vùng chuyên canh lạc như Ninh Bình, Nghệ An, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…

Giống B-TE1 có xuất xứ từ đâu và được các cơ quan chức năng đánh giá như thế nào?