Tăng cường 1.180 cán bộ về huyện, xã công tác

Theo UBDT, sau gần 10 năm thực hiện quyết định này, đã có 1.180 cán bộ, công chức được tăng cường về 58 huyện, 530 xã trọng điểm vùng đồng bào DTTS thuộc 17 tỉnh thực hiện quyết định, trong đó số tăng cường về cấp huyện là 128 người, cấp xã là 1.052 người.
Cán bộ được luân chuyển về các xã ở huyện Mường Khương (Lào Cai) công tác.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức tăng cường về cơ sở đều là những người có trình độ, am hiểu công tác dân tộc, tôn giáo, có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trong công tác...
Tỷ lệ cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng năm đạt trên 95%, không có cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ và vi phạm kỷ luật.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Quyết định số 56/2006 ở một số nơi còn chậm, công tác lựa chọn cán bộ, công chức đi tăng cường ở một số đơn vị còn chưa phù hợp, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, năng lực lãnh đạo hạn chế dẫn đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ chưa cao...
Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải, khi cán bộ được cử đi tăng cường phải được bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn về công tác dân tộc, giúp họ làm quen với công việc mới tốt hơn.
“Cần có đề án bố trí vị trí công tác cho cán bộ khi đi tăng cường và sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Đối với chức danh của các xã, phải được lồng ghép, kết hợp với các đề án, chương trình khác, tránh tình trạng chồng chéo và cần có sự phối hợp giữa Bộ Nội vụ và UBDT” - Thứ trưởng Hải cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 5, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 12.070 ha, bằng 54% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 2,22% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Trong đó, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên 6.936 ha, bằng 45% so với cùng kỳ năm 2014; không xác định nguyên nhân 1.012 ha, còn lại là do biến đổi môi trường, thời tiết.

Trong nửa tháng qua, giá tôm nước lợ (tôm sú và thẻ chân trắng) tại các vùng nuôi tôm phía Đông của tỉnh Tiền Giang tăng cao từ 13.000 - 20.000 đồng/kg, nông dân nuôi tôm rất phấn khởi. Mặt khác, thời tiết trong những ngày gần đây bắt đầu dịu trở lại do tác động của những cơn mưa lớn, nên người dân tiến hành thả giống cho vụ nuôi mới.

Hiện nay, hầu hết các loài cá có giá trị cao trong vùng đặc quyền kinh tế của việt nam đã bị khai thác quá mức, nhưng riêng loài cá ngừ đại dương lại vẫn còn tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa biết tận dụng tiềm năng này. Để cá ngừ đại dương thực sự “bơi” xa hơn nữa, chúng ta cần thay đổi cách làm truyền thống từ trước tới nay.

Khu vực các cửa sông thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là nơi sinh sản của nhiều loại thủy sản có giá trị cao như cua biển và cá kèo. Tuy nhiên, do nạn khai thác quá mức nguồn giống tự nhiên, khiến nguồn lợi thủy sản tại đây đang có nguy cơ cạn kiệt.

Theo ngành Nông nghiệp, hiện nay, ngoài các đối tượng nuôi như tôm, cua, cá kèo… người dân cũng có thể nuôi Artermia trên đồng muối. Ở nhiều địa phương, mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao.