Tặng 200 tủ thuốc cho ngư dân Bình Định

Sáng 19/6, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn dẫn đầu đã trao 200 tủ thuốc cho ngư dân tàu đánh bắt cá xa bờ thuộc 5 huyện, thành phố ven biển của tỉnh.
Mỗi tủ thuốc có đầy đủ các loại thuốc điều trị các bệnh thường gặp và một số dụng cụ y tế nhằm giúp ngư dân có thể tự chăm sóc sức khỏe trong trường hợp không tiếp cận được với các cơ sở y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, đây là một trong những hoạt động thiết thực của Bộ Y tế trong phong trào “Ngành Y tế cùng ngư dân bám biển”, giúp ngư dân yên tâm bám biển, phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Để sử dụng có hiệu quả các tủ thuốc mà Bộ Y tế trao tặng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Mai Thanh Thắng đề nghị UBND các huyện, thành phố ven biển tích cực quan tâm, chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định an toàn là khi tàu xuất bến phải có trang bị tủ thuốc theo đúng quy định, đồng thời, tiếp tục trang bị tủ thuốc cho các tàu cá còn lại.
Ngoài ra, ngành y tế tỉnh chuẩn bị bổ sung vật tư, trang thiết bị và nhân lực, đảm bảo 100% trung tâm y tế các huyện, thành phố ven biển có bác sỹ được đào tạo, bổ túc về y học biển cũng như tập huấn trang bị kiến thức cho 100% lao động trên các tàu biển biết cách tự bảo vệ sức khỏe, sơ cấp cứu ban đầu và đưa người bị nạn đến các cơ sở y tế…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Thanh Thắng cũng cho biết, hiện tỉnh có khoảng 6.800 tàu đánh cá với hơn 43.700 lao động chuyên sống trên tàu, trong đó có 3.069 tàu cá đánh bắt xa bờ với gần 21.500 lao động.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều người cho rằng vịt trời là “của trời”, là giống hoang dã không thể thuần. Thế nhưng gia đình chị Vũ Thị Huyền, một trong những hộ đầu tiên ở TP Hạ Long đã thành công trong mô hình chăn nuôi vịt trời, đem lại thu nhập hàng chục triệu/tháng...

Để phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam, điều tiên quyết là nhất thiết cần tiến hành tốt công tác tái canh những vườn cà phê già cỗi. Tuy nhiên việc này đang gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là vấn đề nguồn giống và nguồn vốn.

Vườn cây già cỗi dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp; thời tiết bất lợi, dịch bệnh đe dọa ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng; giá cả phập phù làm nông dân luôn phải chạy theo thị trường... Đó là thực trạng đáng lo ngại mà ngành cà phê Việt Nam cần sớm tháo gỡ.

Liên kết, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp luôn được sự quan tâm, sâu sát của các ngành chức năng.

Gần 30 năm đổi mới, nhiều chuyên gia nhận định: Thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp ĐBSCL và cả nước là đưa nước ta từ thiếu ăn đến đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo dự trữ quốc gia và xuất khẩu gạo nhiều năm liền đứng hàng thứ 2 trên thế giới.