Tân Sơn Chú Trọng Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Tân Sơn là huyện có diện tích đất rừng khá lớn, trong tổng số hơn 68 nghìn ha đất tự nhiên thì có tới ¾ là đất rừng. Vì vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện đặc biệt quan tâm.
Năm 2014, trên địa bàn huyện trồng gần 1.800ha rừng, trong đó trồng rừng theo Dự án bảo vệ và phát triển rừng được 500ha, 2 công ty lâm nghiệp trồng hơn 500ha, người dân tự trồng 427ha, Ban quản lý dự án Vườn quốc gia Xuân Sơn trồng 160ha.
Đồng chí Đặng Ngọc Quyền - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện cho biết: “Để trồng rừng đúng tiến độ, đạt kết quả tốt Hạt kiểm lâm đã tổ chức tập huấn cho các hộ dân trồng rừng trên địa bàn. Triển khai nhận và cấp cây giống, phân bón cho các hộ sản xuất. Trồng rừng xong các cán bộ kiểm lâm còn hướng dẫn, đôn đốc các hộ chăm sóc và trồng dặm rừng, yêu cầu các hộ có chất lượng rừng kém ký cam kết chăm sóc, trồng dặm để rừng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật”.
Nhờ được tuyên truyền vận động, qua các chương trình dự án bà con được hỗ trợ về cây giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật nên thấy được hiệu quả từ rừng, vì vậy không chỉ lo trồng rừng bà con đã biết quan tâm chăm sóc và bảo vệ rừng. Anh Sa Tiến Sỹ- người dân ở xã Xuân Đài cho biết: “Gia đình tôi có hơn 4ha rừng trồng keo.
Chúng tôi đã làm theo hướng dẫn của cán bộ nên rừng tốt lắm. Nhờ trồng rừng và nuôi lợn, gà mỗi năm gia đình tôi đã thoát nghèo và có thu nhập mỗi năm 60-70 triệu đồng. Cũng do rừng bây giờ được bảo vệ tốt hơn nên chúng tôi yên tâm trồng rừng”.
Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Tân Sơn tình trạng phá rừng trái phép đã giảm hẳn và không xảy ra cháy rừng. Mặc dù vậy nhận thức của người dân về rừng còn nhiều hạn chế, cuộc sống còn khó khăn dẫn đến tình trạng khai thác rừng trái phép làm nương rẫy còn tiềm ẩn.
Để làm tốt công tác bảo vệ rừng, Hạt kiểm lâm đã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, các chủ rừng tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật nghiệp vụ về bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR. 6 tháng đầu năm đã tổ chức được 6 buổi tuyên truyền cho lực lượng dân quân tự vệ với gần 400 người tham gia.
Cán bộ kiểm lâm địa bàn còn tích cực tuyên truyền trực tiếp cho người dân pháp luật về rừng; phát hàng nghìn tờ gấp tuyên truyền về bảo vệ rừng, PCCCR đến các chủ rừng. Hạt kiểm lâm đã chỉ đạo các trạm kiểm lâm địa bàn thường xuyên kiểm tra rừng trên địa bàn đặc biệt là các khu rừng tự nhiên là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ tại các xã Kim Thượng, Đồng Sơn, Xuân Sơn và Thu Cúc.
Chỉ đạo làm tốt công tác PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện đúng quy định xử lý thực bì bằng phương pháp đốt. Do làm tốt công tác bảo vệ rừng PCCCR nên từ đầu năm đến nay trên địa bàn không xảy ra cháy rừng.
Thực hiện công tác thừa hành pháp luật về rừng, lực lượng kiểm lâm đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng địa bàn, đặc biệt đối với những địa bàn trọng điểm như: Khu Bến Thân, xã Đồng Sơn, khu Tân Hồi, xã Kim Thượng, khu Đồng Mai, xã Thu Cúc… ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Trong 6 tháng đầu năm đã lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 2 vụ phá rừng trái phép, 1 vụ vận chuyển lâm sản trái phép.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Thái Học, Tổng giám đốc Công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) cho biết, doanh nghiệp đã làm việc với Công ty TNHH Target (Đức) có trụ sở chính ở Thái Lan để hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu điều sạch tại Đồng Nai.

Khoảng 10 ngày, 8 công đất trồng 450 cây mãng cầu xiêm ghép bình bát (còn gọi là cây mãng cầu rừng) của anh Nguyễn Văn Nghĩa (Bảy Nghĩa), ở ấp 1, xã Phú Vang, huyện Bình Đại (Bến Tre) cho trái bán được hơn 10 triệu đồng. Trái mãng cầu xiêm bán tại vườn giá từ 20.000 - 30.000 đồng/kg.

Sở Khoa học và công nghệ (KHCN) vừa tổ chức Hội đồng khoa học nhằm tổng kết, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống bưởi Đường lá cam theo hướng triệt tiêu hạt bằng biện pháp xử lý đột biến, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của giống bưởi đặc sản tỉnh Đồng Nai” do Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ phối hợp với Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt thực hiện.

Viện Sinh học Nhiệt đới (Viện Khoa học công nghệ Việt Nam) là đơn vị chuyển giao công nghệ cho đơn vị chức năng ở địa phương để triển khai dự án xây dựng mô hình nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô và trồng thâm canh chuối già lùn tại Bình Thuận.

Trên địa bàn thị xã Bắc Kạn hiện có khoảng 30ha rừng mỡ bị sâu ong gây hại, tập trung ở các thôn Bản Rạo (xã Xuất Hóa); thôn Nà Ỏi, Bản Bung (xã Dương Quang); Nà Chom, Khau Pút (xã Nông Thượng) và gần đây nhất là ở tổ 18, phường Sông Cầu.