Tân Sơn Chú Trọng Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Tân Sơn là huyện có diện tích đất rừng khá lớn, trong tổng số hơn 68 nghìn ha đất tự nhiên thì có tới ¾ là đất rừng. Vì vậy công tác bảo vệ và phát triển rừng được huyện đặc biệt quan tâm.
Năm 2014, trên địa bàn huyện trồng gần 1.800ha rừng, trong đó trồng rừng theo Dự án bảo vệ và phát triển rừng được 500ha, 2 công ty lâm nghiệp trồng hơn 500ha, người dân tự trồng 427ha, Ban quản lý dự án Vườn quốc gia Xuân Sơn trồng 160ha.
Đồng chí Đặng Ngọc Quyền - Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện cho biết: “Để trồng rừng đúng tiến độ, đạt kết quả tốt Hạt kiểm lâm đã tổ chức tập huấn cho các hộ dân trồng rừng trên địa bàn. Triển khai nhận và cấp cây giống, phân bón cho các hộ sản xuất. Trồng rừng xong các cán bộ kiểm lâm còn hướng dẫn, đôn đốc các hộ chăm sóc và trồng dặm rừng, yêu cầu các hộ có chất lượng rừng kém ký cam kết chăm sóc, trồng dặm để rừng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật”.
Nhờ được tuyên truyền vận động, qua các chương trình dự án bà con được hỗ trợ về cây giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật nên thấy được hiệu quả từ rừng, vì vậy không chỉ lo trồng rừng bà con đã biết quan tâm chăm sóc và bảo vệ rừng. Anh Sa Tiến Sỹ- người dân ở xã Xuân Đài cho biết: “Gia đình tôi có hơn 4ha rừng trồng keo.
Chúng tôi đã làm theo hướng dẫn của cán bộ nên rừng tốt lắm. Nhờ trồng rừng và nuôi lợn, gà mỗi năm gia đình tôi đã thoát nghèo và có thu nhập mỗi năm 60-70 triệu đồng. Cũng do rừng bây giờ được bảo vệ tốt hơn nên chúng tôi yên tâm trồng rừng”.
Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Tân Sơn tình trạng phá rừng trái phép đã giảm hẳn và không xảy ra cháy rừng. Mặc dù vậy nhận thức của người dân về rừng còn nhiều hạn chế, cuộc sống còn khó khăn dẫn đến tình trạng khai thác rừng trái phép làm nương rẫy còn tiềm ẩn.
Để làm tốt công tác bảo vệ rừng, Hạt kiểm lâm đã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, các chủ rừng tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật nghiệp vụ về bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR. 6 tháng đầu năm đã tổ chức được 6 buổi tuyên truyền cho lực lượng dân quân tự vệ với gần 400 người tham gia.
Cán bộ kiểm lâm địa bàn còn tích cực tuyên truyền trực tiếp cho người dân pháp luật về rừng; phát hàng nghìn tờ gấp tuyên truyền về bảo vệ rừng, PCCCR đến các chủ rừng. Hạt kiểm lâm đã chỉ đạo các trạm kiểm lâm địa bàn thường xuyên kiểm tra rừng trên địa bàn đặc biệt là các khu rừng tự nhiên là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ tại các xã Kim Thượng, Đồng Sơn, Xuân Sơn và Thu Cúc.
Chỉ đạo làm tốt công tác PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ, hướng dẫn các chủ rừng thực hiện đúng quy định xử lý thực bì bằng phương pháp đốt. Do làm tốt công tác bảo vệ rừng PCCCR nên từ đầu năm đến nay trên địa bàn không xảy ra cháy rừng.
Thực hiện công tác thừa hành pháp luật về rừng, lực lượng kiểm lâm đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng địa bàn, đặc biệt đối với những địa bàn trọng điểm như: Khu Bến Thân, xã Đồng Sơn, khu Tân Hồi, xã Kim Thượng, khu Đồng Mai, xã Thu Cúc… ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Trong 6 tháng đầu năm đã lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính 2 vụ phá rừng trái phép, 1 vụ vận chuyển lâm sản trái phép.
Có thể bạn quan tâm

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN) tại hội nghị ký kết và triển khai chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) vào ngày 12-11, tại TP.HCM. Chương trình nhằm thúc đẩy, xây dựng liên kết giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo thông báo, Công ty mía đường Trà Vinh sẽ mua mía nguyên liệu trồng tại Trà Vinh với giá 875.000 đồng/tấn mía sạch, đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.

Như vậy, tổng lượng thủy sản cao cấp Cần Thơ đã xuất khẩu sang các thị trường nói trên từ đầu năm đến nay được 55.000 tấn, chiếm 35% tổng sản lượng đã xuất, nhiều gần gấp đôi so với năm ngoái, góp phần nâng tổng kim ngạch thủy sản đạt gần 500 triệu USD, chiếm 51% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Cần Thơ.

Với số lượng 400 gian hàng trưng bày, quảng bá sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, Hội chợ Triển lãm Nông nghiệp-Thương mại Tây Nguyên năm 2014 với chủ đề “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển bền vững” do Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức tại thị xã Gia Nghĩa đã hội tụ nhiều sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng của các tỉnh, làng nghề.

Mô hình được hộ ông Phạm Văn Tuyến thực hiện trên diện tích 0,2 ha. Thực hiện mô hình này, ngày 4/6, ông Tuyến đã thả 6000 con cá giống, loại 60 con/kg. Đến nay, tỷ lệ cá nuôi sống đạt 85%, trọng lượng bình quân 0,5 kg/con. Qua tính toán với diện tích mặt nước 0,2 ha, sản lượng cá thu hoạch được là 2.550 kg.