Tân Phước Tổng Kết Mô Hình Trình Diễn Xử Lý Mãng Cầu

Ngày 13-12, tại nhà ông Nguyễn Văn Nam (ấp 4, xã Tân Lập I), Trạm Khuyến nông huyện Tân Phước phối hợp với Hội Nông dân xã Tân Lập 1 tổ chức tổng kết mô hình trình diễn xử lý mãng cầu.
Về quy trình thực hiện, cán bộ Trạm Khuyến nông hướng dẫn cho người dân tham gia mô hình về kỹ thuật chăm sóc xử lý ra hoa mãng cầu; hướng dẫn nông dân quy trình lên liếp, bón phân, cắt nhánh...
Kết quả, bình quân mỗi gốc mãng cầu cho 40 trái/năm (cá biệt có hộ đạt 60 trái/năm), mỗi trái khoảng 1,5 kg, giá bán 27 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi gốc thu lãi gần 1,6 triệu đồng/năm.
Theo thống kê, toàn huyện có khoảng 20 ha trồng mãng cầu đang cho thu hoạch, đây là một loại cây trồng mới đang được chú ý phát triển trên địa bàn huyện Tân Phước hiện nay.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/tan-phuoc-tong-ket-mo-hinh-trinh-dien-xu-ly-mang-cau-569615/
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 1.000 làng nghề chế biến gỗ, cùng hàng chục nghìn hộ gia đình làm nghề chế biến gỗ, tập trung phần lớn ở Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam...

Trong những năm qua, nghề trồng nấm ở Tiền Giang đang trên đà phát triển, các mô hình trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt ở các vùng nông nghiệp đô thị, với diện tích nhỏ vẫn có thể thu được nhiều lợi nhuận, vòng vốn quay nhanh.

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị sản xuất thủy sản cả nước 6 tháng đầu năm ước đạt 84.000 tỷ đồng (tăng 6%), giá trị xuất khẩu khoảng 3,45 tỷ USD, tăng 24,2%; sản lượng 2.866,5 nghìn tấn (tăng 4,4%); trong đó cá 2.128,3 nghìn tấn (tăng 1,9%), tôm 312,9 nghìn tấn (tăng 20,8%). Diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) 933.000 ha (tăng 1,4%); sản lượng 1.453 nghìn tấn (tăng 3,4%).

Tuy nhiên, phải đến khi Trung tâm tiếp tục triển khai đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm ốc nhảy da vàng ở Quảng Ninh”, công trình này mới mở ra những hy vọng cho nghề nuôi loài ốc nhảy phát triển bền vững.

Vụ này, Ngã Năm (Sóc Trăng) gieo cấy hơn 3.000 ha lúa ST, chiếm 16,4% tổng diện tích lúa toàn huyện. Trong đó, có gần 1. 800 ha lúa thơm ST 20 và 1.200 ha ST 5. Đối với trà lúa ST 20 cấy sớm, bị ảnh hưởng thời tiết khắc nghiệt, nên có hơn 93 ha của 99 hộ lúa trổ bị lép hạt. Mức thiệt hại từ 30% đến 70%, gần 62 ha và 31 ha bị thiệt hại từ 70% trở lên