Tân Phước Tổng Kết Mô Hình Trình Diễn Xử Lý Mãng Cầu

Ngày 13-12, tại nhà ông Nguyễn Văn Nam (ấp 4, xã Tân Lập I), Trạm Khuyến nông huyện Tân Phước phối hợp với Hội Nông dân xã Tân Lập 1 tổ chức tổng kết mô hình trình diễn xử lý mãng cầu.
Về quy trình thực hiện, cán bộ Trạm Khuyến nông hướng dẫn cho người dân tham gia mô hình về kỹ thuật chăm sóc xử lý ra hoa mãng cầu; hướng dẫn nông dân quy trình lên liếp, bón phân, cắt nhánh...
Kết quả, bình quân mỗi gốc mãng cầu cho 40 trái/năm (cá biệt có hộ đạt 60 trái/năm), mỗi trái khoảng 1,5 kg, giá bán 27 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi gốc thu lãi gần 1,6 triệu đồng/năm.
Theo thống kê, toàn huyện có khoảng 20 ha trồng mãng cầu đang cho thu hoạch, đây là một loại cây trồng mới đang được chú ý phát triển trên địa bàn huyện Tân Phước hiện nay.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/tan-phuoc-tong-ket-mo-hinh-trinh-dien-xu-ly-mang-cau-569615/
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, người nuôi cá tra ở ĐBSCL lâm vào cảnh điêu đứng, gian nan. Đã có người treo ao, bán đất vì làm ăn thua lỗ, nợ nần bủa vây. Một số người cố gắng duy trì nuôi cá theo hình thức gia công cho DN để trả nợ ngân hàng. Họ chờ đợi, và cầm cự. Trước mắt người nuôi cá mong muốn ngân hàng sớm vào cuộc giải cứu...

Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.

Bộ NNPTNT vừa ban hành Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020.

Nghề nuôi sò huyết dưới kênh xuất hiện ở Bạc Liêu cách đây hơn 20 năm. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cách nuôi này. Triệu phú, tỷ phú sò huyết xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã ven biển thuộc huyện Hòa Bình, TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải.

Gia đình ông Vũ Văn Hợi ở thôn Bu Ruăh, xã Đắk N’drung (Đắk Song - Đắk Nông) có 2 ha tiêu đang phát triển xanh tốt, cho năng suất cao, năm 2012, đạt hơn 5 tấn/ha. Theo ông thì sở dĩ đạt được kết quả như vậy vì những năm gần đây, được sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện, ông đã biết phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững, nên năng suất tăng gần gấp đôi so với trước.