Tân Phước (Tiền Giang) khoai mỡ trúng mùa, được giá

Theo ông Huỳnh Văn Bườn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, trà khoai mỡ năm nay, nông dân thu hoạch năng suất bình quân 12 tấn/ha, vượt hơn 0,6 tấn ha so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trà khoai thu hoạch sớm vừa qua, nông dân bán được trên 10.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, bà con thu lãi từ 30 - 40 triệu đồng/ha.
Ông Phạm Văn Mi (sinh năm 1953), cư ngụ tại ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông cho hay, vụ khoai vừa qua gia đình ông trồng 1 ha, thu hoạch được 12 tấn, bán giá 5.000 đồng/kg, thu được 60 triệu đồng, ông thực lãi 35 triệu đồng. Đặc biệt, ông Mi áp dụng mô hình luân canh 1 vụ khoai và 1 vụ đậu phộng/năm, giúp tăng độ phì nhiêu cho đất canh tác, phá thế độc canh, mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Mỗi năm ông đạt giá trị sản xuất gần 100 triệu đồng, trừ chi phí ông lãi 60 triệu đồng.
Được biết, cây khoai mỡ là một trong những cây trồng chủ lực trên vùng Đồng Tháp Mười nhờ phù hợp thổ nhưỡng, năng suất, sản lượng cao và đầu ra thuận lợi. Huyện đã qui hoạch vùng trồng khoai mỡ tập trung tại các xã: Thạnh Mỹ, Tân Hòa Đông, Hưng Thạnh... góp phần giúp nông dân vùng đất mới ổn định đời sống và sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi áp dụng cách thức chăn nuôi mới theo mô hình an toàn sinh học, đến nay, huyện Phú Tân (An Giang) đã có 140 hộ tham gia. Với lợi ích thiết thực, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa tận dụng được năng lượng biogas để sử dụng trong sinh hoạt, mô hình chăn nuôi mang lợi ích kép này đã được nông dân đánh giá rất cao.

Ngày 24.6, huyện An Lão (Bình Định) đã tổ chức tổng kết mô hình trồng khảo nghiệm 0,5ha chanh dây tại thôn 1, xã An Toàn. Đây là mô hình được đầu tư từ nguồn vốn KHCN huyện năm 2012.

Đến xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hỏi ông Đào Ư thì ai cũng biết bởi ông là nông dân sản xuất giỏi của xã nhiều năm liền nhờ trồng ngô (bắp) lai.

Theo chủ trương vừa được Bộ NNPTNT công bố, sẽ có khoảng 200.000ha đất lúa được chuyển đổi sang trồng ngô, đỗ tương, nhằm giải cơn “khát” nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.

Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn.