Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tân Phước (Tiền Giang) khoai mỡ trúng mùa, được giá

Tân Phước (Tiền Giang) khoai mỡ trúng mùa, được giá
Ngày đăng: 13/05/2015

Theo ông Huỳnh Văn Bườn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, trà khoai mỡ năm nay, nông dân thu hoạch năng suất bình quân 12 tấn/ha, vượt hơn 0,6 tấn ha so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trà khoai thu hoạch sớm vừa qua, nông dân bán được trên 10.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, bà con thu lãi từ 30 - 40 triệu đồng/ha.

Ông Phạm Văn Mi (sinh năm 1953), cư ngụ tại ấp Tân Thuận, xã Tân Hòa Đông cho hay, vụ khoai vừa qua gia đình ông trồng 1 ha, thu hoạch được 12 tấn, bán giá 5.000 đồng/kg, thu được 60 triệu đồng, ông thực lãi 35 triệu đồng. Đặc biệt, ông Mi áp dụng mô hình luân canh 1 vụ khoai và 1 vụ đậu phộng/năm, giúp tăng độ phì nhiêu cho đất canh tác, phá thế độc canh, mang lại hiệu quả kinh tế bền vững. Mỗi năm ông đạt giá trị sản xuất gần 100 triệu đồng, trừ chi phí ông lãi 60 triệu đồng.

Được biết, cây khoai mỡ là một trong những cây trồng chủ lực trên vùng Đồng Tháp Mười nhờ phù hợp thổ nhưỡng, năng suất, sản lượng cao và đầu ra thuận lợi. Huyện đã qui hoạch vùng trồng khoai mỡ tập trung tại các xã: Thạnh Mỹ, Tân Hòa Đông, Hưng Thạnh... góp phần giúp nông dân vùng đất mới ổn định đời sống và sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Dịch Bệnh Gây Hại 31,5 Ha Tôm Nuôi Dịch Bệnh Gây Hại 31,5 Ha Tôm Nuôi

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, đến nay, nông dân các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn và TP Quy Nhơn đã sử dụng trên 1.915 ha mặt nước để nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh cải tiến. Điều đáng lo ngại là tình hình dịch bệnh tôm diễn biến khá phức tạp, hiện có 31,5 ha mặt nước nuôi tôm tại huyện Phù Mỹ, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn đã bị dịch bệnh do virút đốm trắng và bệnh do môi trường gây hại. Đáng lo ngại là có một số vùng nuôi tôm đã xuất hiện hội chứng tôm chết sớm khiến cho người nuôi tôm lo lắng. Trước tình hình trên, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền các địa phương khoanh vùng để xử lý dịch bệnh, nhằm khống chế và hạn chế dịch bệnh lây lan, đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ tôm nuôi.

06/06/2013
Mô Hình Nuôi Lợn “Không Tắm” Mang Lại Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Lợn “Không Tắm” Mang Lại Hiệu Quả Cao

Tỉnh Tiền Giang đang thực hiện thí điểm mô hình nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học, không tắm cho lợn suốt quá trình nuôi, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

06/06/2013
114 Trại Được Cấp Chứng Nhận An Toàn Dịch Bệnh 114 Trại Được Cấp Chứng Nhận An Toàn Dịch Bệnh

Từ đầu năm đến nay, Chi cục Thú y Đồng Nai đã hướng dẫn và đề nghị cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh cho 18 trang trại chăn nuôi trong tỉnh và tái đăng ký cho 46 trang trại. Hiện toàn tỉnh có 114 cơ sở chăn nuôi đã được cấp chứng nhận an toàn dịch bệnh, gồm 65 trang trại gà và 49 trang trại heo

06/06/2013
Những Giống Lúa Lai Thích Nghi Với Độ Mặn Cao Những Giống Lúa Lai Thích Nghi Với Độ Mặn Cao

Đề tài Tuyển chọn các giống lúa chịu mặn thích nghi với vùng canh tác lúa chịu ảnh hưởng mặn ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được chính thức triển khai từ năm 2011 đến năm 2013.

06/06/2013
Xây Dựng Mô Hình Khắc Phục Hiện Tượng Sượng Trái Sầu Riêng Xây Dựng Mô Hình Khắc Phục Hiện Tượng Sượng Trái Sầu Riêng

Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre đã tổ chức Hội đồng Khoa học nghiệm thu Dự án “Xây dựng mô hình khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng trên địa bàn huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre”, do Thạc sĩ Bùi Thanh Liêm (công tác tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Lách) làm chủ nhiệm.

06/06/2013