Tân Phú Đông Tiền Giang 400 Ha Mãng Cầu Xiêm Cho Trái Vào Dịp Tết

Huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có 500 ha mãng cầu xiêm tập trung tập trung tại các xã Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh,….để chuẩn bị cho mâm ngũ quả ngày Tết được như ý muốn, bán được giá cao nhiều bà con trồng mãng cầu xiêm đã xử lý để cây cho trái đúng vào dịp Tết Nguyên đán.
Đứng trước 3 công đất trồng mãng cầu xiêm đang cho trái, anh Hồ Văn Thân không giấu được vui mừng: “Năm nay nhờ áp dụng các biện pháp xử lý tốt nên mãng cầu cho trái đúng vào dịp Tết, với nhu cầu tiêu thụ ngày càng nhiều, nhất là chưng mâm ngũ quả ngày Tết. Tết này gia đình tôi thu hoạch khoảng 1 tấn vừa trái non vừa trái già, với giá đang tăng từng ngày. Năm nay gia đình tôi sẽ có một cái Tết lớn hơn mọi năm”.
Hiện tại, Tân Phú Đông có hơn 400 ha mãng cầu xiêm cho trái đúng vào dịp Tết Nguyên đán 2014. Để chuẩn bị cho trái vụ này, nhiều nhà vườn đã sử dụng các biện pháp kỹ thuật như: Bón phân đúng thời điểm, thụ phấn nhân tạo cho hoa cách nay hơn 4 tháng. Hiện tại, mãng cầu xiêm được các vựa thu mua với giá 18.000 đến 20.000 đồng/kg, tùy theo chất lượng trái và dự đoán giá sẽ tăng mạnh vào khoảng 20 tháng Chạp.
Anh Hồ Văn Truyền, xã Tân Phú chia sẻ: “Tết đến mâm ngũ quả của bà con mình không thể thiếu mãng cầu. Chính vì thế, thị trường tiêu thụ mãng cầu xiêm vào dịp Tết sẽ tăng rất cao, giá cả cũng sẽ cao hơn ngày thường, năm nào khoảng 20 tháng Chạp là thương lái về đây mua rất nhiều, mua trái non lẫn trái già, bán vào dịp Tết bà con sẽ có tiền mua bánh mứt cho 3 ngày Tết”.
Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 6 hàng năm là nông dân tập trung dưỡng cây và đến tháng 8 bắt đầu xử lý cho cây ra hoa, sau đó thụ phấn nhân tạo để hoa đậu trái và đạt chất lượng cao hơn. Xử lý cây cho trái vào dịp Tết có nhiều lợi thế hơn những mùa vụ khác trong năm, bởi người dân có thể bán được trái non dùng để chưng vào dịp Tết và tập trung chăm sóc những trái đẹp, chất lượng tốt.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận của việc cây cho trái vào dịp Tết quá lớn, nhiều nhà vườn đã xử lý và để quá nhiều trái trên một cây, khiến cây có thể bị suy giảm năng suất vào mùa sau. Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng NN & PTNT huyện Tân Phú Đông trăn trở về vấn đề này:
“Vụ Tết, bà con có thể bán thêm được trái non chưng mâm ngũ quả khiến nhiều bà con không chịu tỉa bớt trái non, dẫn đến cây có thể bị chết. Chúng tôi luôn khuyến cáo bà con nên để trái có chừng mực, đảm bảo năng suất và cây phát triển bình thường để có thể cho trái ổn định vào những năm tiếp theo. Đừng vì chạy theo giá cả mà làm ảnh hưởng đến năng suất và thương hiệu “mãng cầu xiêm” của vùng đất cù lao này”.
Nhờ phát triển tốt trên vùng đất phèn mặn, nên mãng cầu xiêm được chính quyền địa phương và các ngành chức năng tỉnh xác định là cây trồng chủ lực của cù lao Tân Phú Đông. Vài năm trở lại đây, cây mãng cầu xiêm đã mang lại ấm no cho nhiều bà con nơi đây. Đặc biệt “sắc xuân” của nhiều gia đình cũng nở rộ theo những vườn mãng cầu xiêm mỗi khi Tết đến, xuân về.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12-6, ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, mặc dù 10 ngày qua địa phương cùng với Sở Nông nghiệp và PTNT đã tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng hỗ trợ người dân dập dịch cho tôm nuôi ở các xã Hàm Ninh, Võ Ninh và Hải Ninh nhưng tính đến chiều 12-6 đã có hơn 4ha tôm bị mất trắng.

Đặc thù của Bạc Liêu là phân chia ra hai vùng sản xuất Bắc và Nam Quốc lộ 1A, đó là vùng nuôi tôm và trồng lúa. Những năm gần đây, nước mặn xâm nhập đã làm ảnh hưởng đến diện tích sản xuất lúa. Để điều tiết nước hài hòa, vừa bảo vệ lúa nhưng đảm bảo nước mặn nuôi tôm, năm 2014, ngành Thủy lợi tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp điều tiết nước.

Theo Sở NN-PTNT, trong tháng 5-2014, tại địa bàn 2 xã Suối Nghệ và Láng Lớn (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu) đã có một số bò có triệu chứng của bệnh lở mồm long móng (LMLM). Hiện dịch bệnh đã được khống chế, tuy nhiên nguy cơ xảy ra dịch LMLM cho gia súc trong mùa mưa vẫn còn lớn.

Câu nói đùa của một bác nông dân tại hội nghị tổng kết dự án LIFSAP ở Hải Dương khiến hội trường được phen cười nghiêng ngả.

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của Bắc Kạn có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài các loại cây trồng truyền thống, tỉnh ta có nhiều chính sách khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều loại cây trồng mới có tính hàng hoá, nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.