Tân Hiệp đủ điều kiện trở thành huyện NTM

Báo cáo tại hội nghị, ông Lê Văn Mạnh, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hiệp, cho biết, qua 5 năm, toàn huyện đã huy động được hơn 944 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 695 tỷ đồng.
Qua đó, đã mở rộng, nâng cấp và bê tông hóa được 170 km đường GTNT; xây dựng nâng cấp 12.218 mương thủy lợi nội đồng, kiên cố hóa 120 cống, đập bơm… phục vụ phát triển SX, lưu thông hàng hóa.
Mô hình canh tác lúa giảm phát khí thải nhà kính kết hợp với cánh đồng lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao tại Tân Hiệp.
Nhiều mô hình phát triển SX mang lại hiệu quả cao, với trên 70% hộ nông dân trong huyện tham gia đổi mới phương thức SX, mở rộng diện tích cánh đồng lớn hằng năm trên 3.000 ha lồng ghép với dự án “canh tác lúa giảm phát khí thải nhà kính”, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để giảm giá thành, nhiều mô hình đa canh tổng hợp cho thu nhập từ 150-180 triệu đồng/ha, mô hình kinh tế trang trại thu nhập 700-800 triệu đồng/ha.
Đến nay, toàn huyện có 5/10 xã đã được công nhận đạt chuẩn xã NTM và 3 xã được Hội đồng thẩm định NTM của tỉnh thống nhất và đề nghị UBND tỉnh công nhận.
Phấn đấu đến cuối năm nay, toàn huyện có 8/10 xã đạt chuẩn NTM, 2 xã còn lại là Thạnh Trị và Tân Thành đều đạt 14/19 tiêu chí, đủ điều kiện đề nghị Chính phủ công nhận Tân Hiệp đạt chuẩn huyện NTM.
Giai đoạn 2016-2020, Tân Hiệp dự kiến huy động nguồn lực 360 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 175 tỷ đồng để xây dựng NTM.
Song song với việc nâng chất lượng các xã đã đạt 19/19 tiêu chí, lần lượt xây dựng 2 xã Thạnh Trị và Tân Thành đạt chuẩn NTM vào năm 2017 và 2018.
Riêng thị trấn Tân Hiệp phấn đấu đến năm 2020 xây dựng hoàn thành đô thị loại 4, vùng ngoại ô đạt chuẩn NTM.
Đến năm 2020, chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn được nâng cao, với thu nhập bình quân đạt 56 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 2%, trên 70% người dân tham gia BHYT...
TS Đỗ Minh Nhựt, PGĐ Sở NN-PTNT, Chánh văn phòng Điều phối NTM tỉnh Kiên Giang, đánh giá cao những kết quả xây dựng NTM mà huyện Tân Hiệp đã đạt được, thể hiện qua sự thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn như: đường giao thông được cứng hóa, mở rộng, trường học đạt chuẩn, nhiều mô hình SX mang lại hiệu quả cao, đời sống người dân được nâng lên.
Ông Nhựt đề nghị lãnh đạo huyện, các xã cần tập trung nâng cao chất lượng, củng cố các tiêu chí để NTM của Tân Hiệp ngày càng được nâng cao, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long triển khai mô hình “Nuôi gia cầm an toàn sinh học” (ATSH). Mô hình thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm với qui mô 4.250 con vịt và 1.730 con gà cho 27 hộ nuôi / 3 huyện trong tỉnh là: Long Hồ, Bình Tân và Trà Ôn.

Xây hầm biogas ngoài việc sử dụng chất thải làm nguồn nhiên liệu và bảo vệ môi trường, nhận thức được lợi ích này nhiều người dân chăn nuôi với quy mô lớn ở huyện Mỏ Cày Nam còn sử dụng nước thải từ công trình khí sinh học để tưới ca cao xen trong vườn dừa sẽ tiết giảm được trên 50% phân bón NPK so với đối chứng hiệu quả kinh tế đem lại rất cao

Năm 2004 anh Nguyễn Văn Nhân ở ấp Tân Lễ 2, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam đã tiếp nhận chương trình nuôi gà an toàn sinh học đưa vào nuôi thí nghiệm. Bước đầu gặp không ít khó khăn nhưng anh Nhân luôn tin chắc rằng ở những lần nuôi tiếp theo anh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, qua nhiều năm phát triển mô hình nuôi gà thả vườn gia đình anh đã khá hẳn lên.

Quy trình sinh sản nhân tạo tôm Rằn đã được công bố trên các tạp chí thủy sản: số 11 năm 2004; Số tháng 2 năm 2005. TS.Tôn Thất Chất - Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế là chủ nhiệm đề tài sinh sản nhân tạo tôm Rằn cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004 - 2006

Do hiệu quả vượt trội, mô hình chống rét này hiện đã được nhân rộng tại các vùng nuôi cá bống bớp trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng và trên cả tỉnh Nam Định. Ghi nhận của các chuyên gia nuôi trồng thuỷ sản, mô hình này có thể áp dụng với nhiều loài cá nuôi đặc sản nước mặn, lợ khác có khả năng chịu rét kém như vược, song, giò.